10 VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE MÀ PHỤ NỮ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

 

Thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản của phụ nữ tất cả đều có vai trò quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, một số vấn đề phổ biến mà phụ nữ trẻ thường gặp phải là do xuất phát từ thói quen, lối sống chưa lành mạnh. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện và chẩn đoán kịp thời.

1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là một căn bệnh về lối sống dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt ít, mụn trứng cá và lông mọc nhiều trên cơ thể, tăng cân, sạm da cùng với buồng trứng phù đại đa nang (PCOD) trên siêu âm và mất cân bằng nội tiết tố.

Đó được xem là một căn bệnh thầm lặng. Thống kê cho thấy rằng, 1 trong số 5 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị PCOS do lười tập thể dục. Và tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh nhiều calo.

2. Việc mang thai ngoài ý muốn

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ý thức. Không tiếp cận được các phương pháp phòng tránh thai và kế hoạch hóa gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch mang thai để đạt được sự cân bằng giữa làm mẹ và sự nghiệp của bản thân. Hay khoảng thời gian giữa các lần mang thai với nhau.

Đôi khi, với những phụ nữ trẻ, chưa kết hôn có thể bị lợi dụng. Hoặc bồng bột trong quan hệ nam nữ, sẽ dẫn đến hậu quả là có thai ngoài ý muốn. Và các hoạt động phá thai không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ.

3. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)

Phụ nữ khỏe mạnh dễ bị STI do quan hệ tình dục không an toàn. Mà cũng không sử dụng biện pháp tránh thai (bao cao su). Sự thay đổi tư duy trong việc chấp nhận các chuẩn mực xã hội về hành vi tình dục. Đặc biệt là quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhiều bạn tình,….

Điều quan trọng hơn hết là nên sử dụng phương pháp tránh thai. Không chỉ quan hệ tình dục qua đường âm đạo mà còn khi quan hệ bằng các đường khác (như: miệng, hậu môn,…)

4. Mang thai ngoài tử cung

Tình trạng mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén xảy ra bên ngoài tử cung. Hầu hết các vị trí thường gặp là ở ống dẫn trứng. Tiếp theo là vết sẹo mổ lấy thai ở tử cung trước đó.

Ngoài ra, tỷ lệ mang thai ngoài tử cung đang dần tăng lên. Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị dứt điểm, cũng như tỷ lệ sinh mổ ngày càng cao.

5. Vô sinh hoặc khó có thai

Lý do phổ biến nhất của vấn đề này là không rụng trứng, tức là khó sản sinh trứng do PCOS. Ngoài ra, một yếu tố khác là do tắc ống dẫn trứng. Hay phổ biến nhất là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlymadia hoặc do các cuộc phẫu thuật trước đó.

6. Các vấn đề về đường tiết niệu

Phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về đường tiết niệu như: nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và chứng són tiểu (không có khả năng giữ nước tiểu). Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) trong cơ thể phụ nữ, nó nằm gần âm đạo và trực tràng. Điều này khiến cho vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu. Tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, quá trình lão hóa, béo phì. Hay do sinh nở cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng són tiểu ở phụ nữ.

7. Các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công nhầm tế bào của nó. Trong khi có hơn 100 bệnh tự miễn và nhiều vấn đề thường gặp hơn ở nữ giới.

Các bệnh tự miễn dịch phổ biến ở phụ nữ bao gồm: Viêm khớp dạng thấp (Đau và cứng khớp), lupus, đa xơ cứng, rối loạn tuyến giáp, bệnh vảy nến và bệnh tiểu đường type 1.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi nội tiết tố trong thời kì dậy thì, mang thai. Và mãn kinh khiến phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch cao hơn. Ngoài ra, mức độ cao hơn của một số protein, chẳng hạn protein 3 giống tiền đình và protein  BAFF. Trong cơ thể cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch.

8. Rối loạn chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan hình con bướm nhỏ nằm phía trên cổ. Các hormone do tuyến giáp tiết ra giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể. Việc sản xuất quá mức hoặc ít hormone tuyết giáp có thể dẫn đến cường giáp và suy giáp. Trong khi cường giáp gây giảm cân, mệt mỏi, rụng tóc và khô da. Suy giáp dẫn đến tăng cân, rối loạn giấc ngủ và yếu cơ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp cao hơn nam giới từ 5 đến 8 lần.

9. Căng thẳng và trầm cảm

Trầm cảm là vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất đối với phụ nữ và tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ dưới 60 tuổi. Trầm cảm có thể kéo dài hơn vài tuần và gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Sự dao động của nội tiết tố có thể gây ra tình trạng này, đặc biệt là sau khi mang thai hoặc xung quanh thời kỳ mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: tiền sử gia đình, các vấn đề về hôn nhân, bệnh mãn tính, sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, lạm dụng thể chất hoặc tình dục,…

Áp lực công việc, mang trong mình các căn bệnh mạn tính, thời kỳ mang thai và sau khi sinh con đều là những khoảng thời gian có thể khiến cho phụ nữ dễ bị căng thẳng và trầm cảm.

10. Loãng xương

Đây là bệnh rối loạn về xương gây ra sự suy thoái của khối lượng xương và các mô, dẫn đến xương dễ gãy. Phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, thiểu năng sinh dục (tuyến sinh dục sản xuất ít hoặc không có hormone sinh dục). Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ có thể mất tới 20% mật độ xương trong vòng 5-7 năm sau khi mãn kinh.

Bên cạnh đó, chỉ số khối của cơ thể thấp, thiếu thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn, thiếu vitamin D, mật độ khoáng xương thấp và các bệnh tự miễn (như viêm khớp dạng thấp) cũng gây loãng xương ở phụ nữ.

Loãng xương có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người già là đối tượng dễ mắc nhất