Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Những ngày gần đây, số lượng trẻ bị mắc tay – chân – miệng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đây là căn bệnh chỉ gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vì thế, ngoài việc phải được chăm sóc vệ sinh, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thì việc chú ý về chế độ dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp nâng cao sức đề kháng cũng quan trọng không kém.
Mục Lục
Theo Bộ Y tế, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người, qua tiếp xúc với người bệnh. Hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước bị vỡ.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: Sốt cao, đau họng, tổn thương niêm mạc và da. Chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng dần và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong,…
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên việc điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng và các điều trị hỗ trợ. Trường hợp trẻ bị nhẹ có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi.
Ngoài việc dùng thuốc và vệ sinh theo đúng hướng dẫn. Ba mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để nâng cao thể trạng. Do đó, việc chú ý lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp rất quan trọng. Để giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn và được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng như: sốt, đau họng, đau vết loét miệng. Khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và thường sẽ chán ăn, bỏ bữa, hay quấy khóc,… Dẫn đến thể trạng ngày càng kém, bệnh tình lâu hồi phục.
Trước hết, ba mẹ cần cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng. Bao gồm 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm, ưu tiên các thức ăn hợp khẩu vị của trẻ. Để kích thích trẻ ăn được nhiều hơn, không nên quá kiêng khem dẫn đến việc thiếu chất.
Nên cho trẻ tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa như: thịt, cá, trứng, sữa,…
Các món ăn cần được thái nhỏ, nấu mềm, lỏng để trẻ dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như các món súp, món hầm, cháo, sữa… Những món ăn này giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nước giúp cung cấp tân dịch cho cơ thể, bù lượng nước thiếu hụt bị mất do trẻ sốt đồng thời cũng rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
Nên thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh để trẻ sợ phải ăn nhiều và hạn chế nôn trớ. Đối với trẻ còn bú nên duy trì bú mẹ và cho trẻ bú thành nhiều lần.
Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm đau do các vết loét. Có thể uống nước lọc, sữa, nước dừa tươi…
Tránh ăn các thức ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, đồ nướng, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều gia vị cay nóng…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là: Vitamin A, Vitamin C, Kẽm,.. Sẽ giúp trẻ mắc bệnh tay chân miệng nâng cao sức đề kháng. Chống nhiễm trùng và nhanh cải thiện các tổn thương như các vết loét ở miệng.
Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Các nguồn thực phẩm giàu kẽm rất đa dạng, phong phú như: Sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, gan lợn, tôm, lươn, hàu, sò, đậu nành, các loại hạt,…
Ngoài có tác dụng bảo vệ mắt, Vitamin A còn có một vai trò không thể thiếu đối với hệ miễn dịch. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Theo các nghiên cứu cho thấy, Vitamin A có thể hỗ trợ chữa lành các vết thương. Thúc đẩy sửa chữa mô và tái tạo lại tế bào.
Vitamin A có nhiều trong: thịt gia cầm, gan động vật, cá, tôm, lòng đỏ trứng, sữa,… Các loại rau lá xanh đậm hay các loại củ quả có màu vàng, đỏ như: gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ,…
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch.
Trong bữa ăn nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu Vitamin C như: rau ngót, rau dền, rau đay, mồng tơi, cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu,…