NHỮNG DẤU HIỆU CẦN BIẾT CỦA BỆNH TRĨ

 Trĩ là căn bệnh “thầm kín khó nói” khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Để xử lý bệnh trĩ cách triệt để, chúng ta cần tìm hiểu về những triệu chứng cũng như nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép lâu ngày.

2. Nguyên nhân bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành do rất nhiều nguyên nhân, trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân điển hình như:

  • Do táo bón: Người có thói quen hay rặn qua sức mỗi khi đi cầu sẽ khiến cho lòng ống của hậu môn bị tăng áp lực gấp 10 lần.
  • Do hội chứng lỵ: Nếu bạn mắc phải căn bệnh này, tần suất đi đại tiện mỗi ngày sẽ rất cao. Điều này sẽ khiến cho áp lực ở trong ổ bụng bị tăng do phải rặn quá nhiều.
  • Do thói quen ngồi nhiều, đứng lâu: Người thường xuyên làm các công việc văn phòng, các công việc bắt buộc phải đứng lâu, ngồi nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ.
  • Do quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra càng nhanh, trong đó có các cơ ở vùng hậu môn.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Bệnh trĩ sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nếu trong thực đơn hàng ngày của bạn thiếu các loại vitamin và các chất xơ cần thiết.
  • Giai đoạn mang thai: Bệnh trĩ xuất hiện ở phụ nữ mang thai là do trọng lượng của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
  • Do hậu môn trực tràng bị u bướu: Khi xuất hiện các u bướu ở vùng tiểu khung hoặc bị ung thư trực tràng, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép và căng phồng lên.

3. Bệnh Trĩ có mấy loại:

 Gồm 2 loại:

+ Trĩ nội: Khi những búi trĩ nằm trên đường răng lược.

+ Trĩ ngoại: Khi những búi trĩ nằm dưới đường răng lược, được phủ bởi da.

Dựa vào mức độ nặng nhẹ để chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ:

Độ 1: Trĩ chỉ to trong lòng ống hậu môn, khi đại tiện trĩ không sa ra ngoài.

Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lên.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, người bệnh thường phải lấy tay đẩy búi trĩ vào lại trong hậu môn.

Độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ra ngoài hậu môn, đẩy vào rất khó, lúc đi lại hoặc làm việc gắng sức thì búi trĩ dễ tụt ra ngoài hậu môn.

4. Những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ

Dưới đây là một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh:

  • Đi ngoài ra máu: Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất, thường là máu đỏ tươi, lý do này khiến bệnh nhân hoang mang, lo lắng phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị trĩ cũng có dấu hiệu này.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn: Do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau rát vùng hậu môn: Cảm giác này xuất hiện rõ ràng nhất trong và sau khi đi vệ sinh, có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt khi ngồi.
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ngoài hậu môn: Từ trĩ độ 3 trở đi, phải dùng tay đẩy lên hoặc không thể đẩy hết vào bên trong ống hậu môn.
  • Sưng xung quanh vùng hậu môn: Da xung quanh bị sưng đỏ, rát dễ gây viêm nhiễm.
  • Luôn có cảm giác dị vật trong hậu môn. Gây không ít phiền hà, khó chịu khi đi di chuyển, làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn: Luôn muốn mót rặn.

Các triệu chứng của bệnh trĩ  đều xuất hiện vào giai đoạn sớm, nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoá, điều trị bệnh kịp thời.

>>>> Xem thêm: tại đây

5. Nguyên tắc khi chữa bệnh trĩ

  • Thay đổi lối sống, ngồi gối nệm khoét lỗ, thực hiện các bài tập hậu môn và áp dụng chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu collagen, chất xơ, vitamin…
  • Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân trĩ độ 3 trở đi: Đã thắt nghẹt trĩ nội, mắc bệnh trĩ huyết khối.
  • Đối với những bệnh nhân bị trị ngoại do huyết khối, việc đánh giá và can thiệp phẫu thuật trong vòng 72 giờ có thể giúp giảm đáng kể tình trạng sưng, đau. Bởi vì tình trạng đau và phù nề đạt đỉnh điểm sau 48 giờ.
  • Việc cắt bỏ búi trĩ huyết khối cần được tiêm thuốc gây tê cục bộ.

6. Phòng ngừa bệnh trĩ

Để chủ động phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta nên:

+ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ.

+ Uống nhiều nước.

+ Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu.

+ Tập thể dục.

+ Tránh ngồi lâu.

+ Không rặn mạnh khi đi cầu vì sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch.

BYTRIPRO với thành phần hơn 10 loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: Diếp cá, hoa hòe, sinh địa, đương quy, hoàng liên, thăng ma, hoàng cầm, trắc bách diệp, chỉ xác, kim ngân hoa, mè đen …

Công dụng:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, giúp phòng và cải thiện táo bón.
  • Giảm nguy cơ bị trĩ.
  • Hỗ trợ bảo vệ và tăng sức bền thành mạch.

Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.

—–> Xem thêm:

https://asiapharma.com.vn/san-pham/bytripro/

https://hoathuyet.asiapharma.com.vn/