CÁC BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Khi các mạch máu dần xơ cứng và giảm đi sự đàn hồi, sẽ khiến cho tim của bạn phải làm việc nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

1. CÁC BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

CÁC BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
CÁC BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.

Những thay đổi này sẽ dẫn đến các bệnh lý như:

  •  Cao huyết áp
  •  Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim, thiếu máu não
  •  Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ não
  •  Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim

2. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần đi tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến cho lòng mạch máu bị hẹp lại, tim hoạt động tăng nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.

Xơ vữa mạch máu khiến cho dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng dần lên, gây ra bệnh tăng huyết áp – một trong những bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.

Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến cho tim hoạt động nhiều hơn, tình trạng này nếu phải diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tim bị dày lên, buộc lượng máu đến tim phải nhiều hơn, trong khi các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.

3. DẤU HIỆU BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI CẦN PHẢI ĐI KHÁM NGAY

DẤU HIỆU BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI CẦN PHẢI ĐI KHÁM NGAY
DẤU HIỆU BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI CẦN PHẢI ĐI KHÁM NGAY

KHÓ THỞ

Tình trạng khó thở có nhiều nguyên nhân, có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về vấn đề gì đó. Tuy nhiên, cũng có thể là do nghẽn mạch phổi do cục máu đông làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim.

HỒI HỘP, ĐAU THẮT NGỰC

Ở người cao tuổi mắc bệnh tim mạch có thể sẽ có biểu hiện hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh và mạnh hơn. Biểu hiện này có thể nhầm lẫn vì nhiều người cho rằng mình đang bị lo lắng, căng thẳng,… Nhưng trên thực tế, đôi khi đó lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim,…

Đối với biểu hiện đau thắt ngực cũng như vậy, người bệnh có cảm giác như bị đè nặng hoặc bị đau nhói. Nhiều lúc có cảm giác nóng rát, tức ngực, gây cảm giác khó thở. Cơn đau thường lan tỏa xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên phía hai vai hoặc dọc cánh tay.

Ngoài ra, bệnh nhân thường thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi, mệt ở ngực kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.

TĂNG HUYẾT ÁP

Đây sẽ là một trong những bệnh tim mạch hay gặp ở người cao tuổi vì tăng huyết áp gây ra các biến chứng lên cơ quan đích: tim mạch, não, thận, mắt,… để lại hậu quả xấu nếu không được kiểm soát và ổn định.

Xuất hiện các vết bầm tím trên da

Ở người cao tuổi có thể xuất hiện các vết bầm tím trên da, đây cũng có thể là do va quệt nhưng da tím, chậm lành có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đông máu, bệnh về tiểu đường,… Bởi bình thường, cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng, sờ ấm, còn nếu bầm tím lâu khỏi có thể là biểu hiện của các bệnh lý về tim mạch.

Cần làm gì khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh tim mạch ?

Khi gặp các triệu chứng như: đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột,… cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cách để phòng bệnh tim mạch hiệu quả ở người già

Để ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì ngay từ trẻ, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh, cụ thể như:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào: vì chúng có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu.
  • Kiểm soát huyết áp: Việc kiểm soát huyết áp cần thực hiện thường xuyên đề phòng cao huyết áp.
  • Kiểm soát đường huyết: để phát hiện sớm các bệnh lý như đái tháo đường. Nếu mắc phải đái tháo đường, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: việc thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập thì kiểm soát cân nặng, tránh béo phì là cần thiết nhất. Việc duy trì một trọng lượng cân đối sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng cường vận động cho cơ thể: để giúp tăng tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người không thường xuyên hoặc không vận động sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với người chăm chỉ tập luyện và vận động, rèn luyện cơ thể.
  • Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp.

Theo dõi ASIA PHARMA để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!