CÁCH GIẢM SƯNG – ĐAU TRĨ TẠI NHÀ

Búi trĩ được hình thành do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch. Búi trĩ thường gặp có 2 dạng:

Búi trĩ nội: Các búi trĩ nằm trên đường lược ẩn sâu trong hậu môn – trực tràng. Do đó người bệnh không thể nhìn thấy vì chúng nằm sâu trong hậu môn

Búi trĩ ngoại: Các búi trĩ nằm bên dưới đường lược ngay rìa hậu môn, ẩn dưới lớp da hậu môn, nên người bệnh có thể nhìn thấy dễ dàng.

 

1.Nguyên nhân búi trĩ sưng to – đau rát.

Bởi vì búi trĩ nằm ở đường lược quanh vùng hậu môn – trực tràng, vô tình trở thành vật cản “chắn ngang” đường đi của chất thải.

Lực rặn đại tiện khiến chất thải chà sát qua bề mặt búi trĩ nội để đi ra ngoài. Chính điều này khiến búi trĩ nội bị đau rát, sưng phù, gây đau đớn, khó chịu.

Dù không trực tiếp chà sát qua bề mặt búi trĩ ngoại, nhưng khi rặn cũng khiến lớp da hậu môn bị căng giãn, cũng tác động làm búi trĩ sưng to – đau rát.

 

2. Cách làm giảm sưng – đau trĩ.

Những cách sau đây sẽ giúp người bệnh giảm được cảm giác đau, ngứa rát, khó chịu tại vùng hậu môn nhanh chóng.

Chườm lạnh

Lấy đá viên, bọc trong một miếng vải sạch, mỏng, rồi chườm lên xung quanh vùng búi trĩ – hậu môn hay các vị trí đang bị đau rát, khó chịu. Đến khi da bị lạnh cứng thì bỏ ra. Chờ cho da ấm lại tiêp tục chườm, lặp lại như vậy trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi chườm, dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng hậu môn.

Lưu ý:

  • Không nên chườm quá lâu.
  • Không chườm trực tiếp lên búi trĩ.
  • Đá viên cần phải bọc bằng vải mỏng, để tránh cho vùng da hậu môn tiếp xúc lạnh một cách đột ngột.

 

Giảm áp lực lên búi trĩ

Bằng các nằm sấp với hai chân co lên trong khoảng 15 – 30 phút. Hoặc đơn giản bạn chỉ cần nằm sấp bình thường cũng giúp hậu môn giảm được áp lực.

Nếu công việc bắt buộc phải ngồi, nên sắm một chiếc đệm lót mông dày dặn, cũng có thể giúp giảm áp lực lên xương chậu, hậu môn.

 

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm nước ấm, thêm chút muối để sẽ giúp kháng khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ hậu môn

  • Chuẩn bị 1 chậu nước nông để có thể ngâm toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
  • Thêm nước ấm ở nhiệt độ phù hợp và muối, hòa tan
  • Ngâm từ 15 – 20 phút
  • Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn sạch, tránh chà xát mạnh để không gây tổn thương búi trĩ.

Đẩy búi trĩ vào đúng vị trí

Hiện tượng sa búi trĩ, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn gây kẹt cứng làm sưng – đau búi trĩ. Lúc này có thể tiến hành dùng tay đẩy nhẹ nhàng búi trĩ về lại đúng vị trí bên trong hậu môn nhằm giảm cảm giác vướng víu, đau rát, khó chịu.

  • Mang gang tay dùng 1 lần, bôi gel bôi trơn lên ngón tay
  • Đứng với tư thế ôm sát ngực vào đùi
  • Nhẹ nhàng đẩy ngược búi trĩ vào trong
  • Bọc miếng vải mỏng ngoài túi nước đá, chườm vào hậu môn để giúp giảm sưng.

Lưu ý: Bệnh trĩ cấp độ 3 búi trĩ không thể tự co lên được nên việc đẩy búi trĩ vào trong chỉ là giải pháp giảm đau tức thời. Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

 

Giảm đau – rát bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, sát trùng, kháng viêm và giảm đau. Rau diếp cá chứa một lượng lớn hoạt chất Isoquercetin. Đây là một hoạt chất quan trọng làm tăng độ bền của thành mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết búi trĩ do vỡ thành mạch khi đi đại tiện.

Cách thực hiện:ga

  • Ngâm và rửa sạch một nắm lá rau diếp cá tươi cùng với nước sạch và muối tinh.
  • Rau diếp cá ráo nước, cho vào cối thêm ít muối, tiến hành giã nát.
  • Sử dụng nước ấm vệ sinh sạch sẽ, lau khô nhẹ nhàng búi trĩ.
  • Dùng hỗn hợp rau diếp cá và muối đắp lên vùng hậu môn, sau đó cố định bằng khăn hoặc gạc.
  • Để qua đêm và vệ sinh lại bằng nước ấm.
  • Nên kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 lần sẽ thấy cơn đau, sưng viêm thuyên giảm một cách rõ rệt.

 

Dùng túi trà

Cơn đau của trĩ ngoại có thể làm dịu bằng cách: Áp một túi trà ấm và ướt vào hậu môn. Axit tannic trong trà sẽ giúp giảm sưng – đau và thúc đẩy đông máu để ngăn chặn tình trạng chảy máu. 

 

Sử dụng giấy vệ sinh thích hợp

Các loại giấy vệ sinh có mùi hương được nhuộm màu hóa chất, có thể gây kích ứng vùng hậu môn.

Vì vậy, nên sử dụng các loại giấy đơn giản, trắng, không màu, không mùi. Dù là loại nào cũng nên làm ẩm chúng trước, để tránh tình trạng làm trầy, xước búi trĩ.

 

Bổ sung các sản phẩm có Diosmin và Rutin.

Diomin có tác động chống viêm, làm co búi trĩ, giúp tăng cường trương lực thành tĩnh mạch và giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.

Rutin được triết xuất từ hoa hòe. Có tác dụng tăng cường khả năng chịu đựng, sức bền thành mạch và giảm tính thấm mạch. Hỗ trợ và điều trị các hội chứng chảy máu – xuất huyết, giãn tĩnh mạch hậu môn gây phù, đau, sưng. Tái tạo, làm dày thành mạch giảm nguy cơ hình thành búi trĩ.

 

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ nhuận tràng.

Táo bón kéo dài là nguyên nhân chính gây lên bệnh trĩ. Đồng thời gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tĩnh mạch ở hậu môn, rách da, sưng viêm, nghiêm trọng hơn là sa trực tràng…

Khi có dấu hiệu táo bón, nên ăn các thực phẩm nhuận tràng như đu đủ, khoai lang, chuối, rau đay, mồng tơi… hoặc bổ sung các sản phẩm từ thảo dược để khắc phục tình trạng táo bón và giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

 

BYTRIPRO – Hỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị trĩ, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch.

 Chiết xuất từ các thành phần tự nhiên quý hiếm như: Diếp cá, hoa hòe, sinh địa, đương quy, hoàng liên, thăng ma, hoàng cầm, trắc bách diệp, chỉ xác, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo, mè đen….và Rutin – vitamin P giúp tăng cường sức chịu đựng, làm bền thành mạch.

bytripro

Công dụng:

  • Hỗ trợ nhuận tràng.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Cầm máu.
  • Làm co và bền thành mạch.
  • Giảm nguy cơ bị trĩ.

Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn. Mỗi đợt nên dùng 2 – 3 tháng để phát huy tối đa công dụng của sản phẩm.

Đối tượng sử dụng:

  • Người trưởng thành.
  • Người đang có triệu chứng táo bón.

Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên, sau các bữa ăn.