CẢNH BÁO 7 DẤU HIỆU CỦA BỆNH TÁO BÓN ĐÃ CHUYỂN NẶNG
BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

 

Táo bón là bệnh lý về tiêu hóa rất phổ biến nên khi gặp phải. Nhiều người hay có tâm lý chủ quan thế nhưng, nếu có những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng. Thì bạn đừng nên xem thường vì rất có thể đó sẽ là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.

I. Như thế nào được xem là táo bón kéo dài ?

Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, thường kèm theo đau. Khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn hoặc phân nhỏ và cứng. Trong số các triệu chứng này, dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, tình trạng táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc khô cứng. Những người bệnh táo bón phải bao gồm 2 hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:

  • Khó đi ngoài
  • Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc khô cứng
  • Cảm giác đi tiêu không hết, không trọn vẹn
  • Cảm giác bị tắc nghẽn hậu môn
  • Phải dùng tay hoặc can thiệp y tế mới có thể đi ngoài được.
  • Đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Nếu táo bón kéo dài, tình trạng nặng thêm mà không có biện pháp chữa trị. Sẽ dễ dàng dẫn đến trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.

Những người cao tuổi, những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. Hay thường xuyên ngồi quá lâu cũng sẽ dễ táo bón hơn bình thường.

II. 7 Dấu hiệu của việc táo bón kéo dài

Các biểu hiện của táo bón mạn tính kéo dài thường bao gồm:

  • Táo bón trên 12 tuần/ năm trước đó, mặc dù không liên tục
  • Biểu hiện rõ rệt nhất là tần số đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Và tăng giảm tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi lần đi ngoài thường rất khó khăn, phải dùng sức rặn nhiều. Và đặc biệt là phải vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều. Tình trạng này kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến vài năm (ở những người táo bón mạn tính).
  • Phân rắn, lổn nhổn thành từng cục giống như cục phân dê. Thậm chí mỗi lần đi ngoài phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
  • Có thể tình trạng đi ngoài ra máu tươi trước hoặc sau khi ra phân do khi rặn quá mức dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát. Ngoài máu ra, phân có thể bị lẫn thêm cả chất nhầy.
  • Táo bón kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến hậu môn liên tục bị tổn thương, dễ dàng dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoại hay những bệnh trực tràng khác khó chữa trị.
  • Đau bụng với nhiều mức độ khác nhau, có trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo chướng hơi, đầy bụng. 
  • Bạn luôn có cảm giác phải tác động từ bên ngoài để giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Do đó, sẽ thường xoa bụng hoặc ấn nhẹ vào bụng mỗi lần đi ngoài.

Để có thể phát hiện chính xác những biểu hiện của táo bón kéo dài. Mỗi chúng ta cần phải chú ý quan sát đến tần số đi ngoài cũng như đặc điểm của phân và những bất thường khác. Từ đó mới có phương pháp cho việc điều trị phù hợp và hiệu quả.

III. Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải các dấu hiệu táo bón kéo dài, trong đó điển hình nhất là tình trạng ăn ít chất xơ, uống ít nước. Và có chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài.

Nguyên nhân ban đầu cũng có thể là do khi có các dấu hiệu của táo bón, bạn lại lơ là, chủ quan, không điều trị dứt điểm. Khiến cho bệnh thường xuyên tái phát hoặc diễn ra dai dẳng hơn. Lâu ngày, các triệu chứng táo bón lại càng một nghiêm trọng và việc đi ngoài lại càng thêm khó khăn hơn.

Ngoài ra, việc táo bón kéo dài cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột như: ung thư đại, trực tràng, u vùng bụng chèn ép đường ruột,…
  • Các bệnh lý về thần kinh khiến cho các cơ ở đại tràng và trực tràng kém hoạt động, giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài. Có thể gồm bệnh thần kinh tự trị, bệnh Hirschsprung, chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, đột quỵ.
  • Vấn đề về tống xuất phân như cơ vùng chậu suy yếu hoặc rối loạn hoạt động.
  • Rối loạn hormon trong các bệnh cường, cận giáp, tiểu đường, suy giáp, phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid. Thuốc bổ sung sắt, thuốc chẹn canxi, thuốc chống loạn thần, clonidine và thuốc lợi tiểu.

IV. Điều trị táo bón nặng như thế nào ?

Trước hết khi điều trị táo bón kéo dài, cần phải thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và ổn định nhất có thể. Ngoài ra:

  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ và không làm việc khác khi ăn.
  • Dùng nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn Probiotic giúp cho đường tiêu hóa được cải thiện cách nhanh chóng.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm dễ gây ra táo bón.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho tình trạng táo bón ngày một nặng thêm.
  • Vận động cơ thể, luyện tập tích cực và thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón kéo dài rất tốt.
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày.
  • Đừng nhịn đi ngoài hay ngại đi ngoài.
  • Sử dụng vòi hoa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn giúp làm mềm phân và giảm đau rát ở hậu môn.
  • Nên giữ tinh thần thoải mái khi đi vệ sinh, tránh căng thẳng hay ngồi quá lâu.
  • Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng các sản phẩm giúp nhuận tràng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính khi phải sử dụng lâu dài.

BYTRIPROHỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, giảm đi các triệu chứng do Trĩ gây ra – Phòng ngừa bệnh Trĩ

 

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.