CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

Suy giãn tĩnh mạch chân gây ra nhiều tình trạng khó chịu cho người bệnh như đau nhức, mỏi chân và luôn thấy nặng nề ở vùng chân, gây mất thẩm mỹ cho đôi chân. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn biết một số phương pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chân đơn giản tại nhà.

1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở các vùng tĩnh mạch gần bề mặt da. Và xảy ra khi huyết áp trong tĩnh mạch liên tục tăng trong thời gian dài. Khiến các van tĩnh mạch suy yếu dần, bị hư hỏng. Khiến cho máu tích tụ trong tĩnh mạch, điều này sẽ làm cho tĩnh mạch trở nên giãn rộng ra.

Nguyên nhân khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân:

  • Do yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Thì bạn sẽ thuộc nhóm người có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Do tuổi tác: khi cơ thể dần bị lão hóa. Các van tĩnh mạch sẽ trở nên yếu dần theo thời gian.
  • Do giới tính: phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Nguyên nhân do hormone, do mang giày cao gót thường xuyên… Sẽ khiến cho thành tĩnh mạch chở nên yếu dần.

  • Do quá trình mang thai: Nồng độ hormone progesterone tăng trong thời gian thai kỳ làm sưng và giãn tĩnh mạch. Hình thành các tĩnh mạch dạng mạng nhện hay tĩnh mạch hình sợi.
  • Do tắc nghẽn tĩnh mạch: gây giãn tĩnh mạch
  • Bị chấn thương vùng chân: các chấn thương này sẽ làm hỏng các van tĩnh mạch.
  • Do sai tư thế: những người đứng thường xuyên, ngồi lâu trong tư thế không thoải mái sẽ gây ra những áp lực lên tĩnh mạch chân.
  • Những người béo phì: chân sẽ chịu những áp lực nặng nề từ cơ thể. Lâu dần gây giãn tĩnh mạch và có thể suy yếu van tĩnh mạch.

2. Xuất hiệu những triệu chứng này, có thể bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch chân

Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, sẽ xuất hiện rất nhiều những triệu chứng mà người bệnh có thể cảm nhận. Hoặc nhìn thấy bằng mắt thường như:

  • Da và màu sắc da bị thay đổi: da sẽ trở nên khô hơn ở những vùng tĩnh mạch. Màu sắc vùng da này cũng khác thường do các mạch máu nổi lên, đôi khi thấy ngứa hoặc viêm.

  • Sưng và phù: có thể nhìn thấy được, nhất là ở vùng bàn chân và mắt cá chân do sự tăng áp trong các tĩnh mạch.
  • Thường xuyên thấy đau nhói và nóng rát ở chân: cảm giác này sẽ xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể kéo dài ngày.
  • Bàn chân cảm giác nặng nề: nhất là khi di chuyển sẽ thấy rất khó chịu và mệt mỏi hơn.
  • Bị chuột rút vào ban đêm: đây là triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ cảm thấy chuột rút co thắt trong các cơ bắp chân.

Thường thì suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không gây nguy hiểm, nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh

3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng những phương pháp sau.

Một số phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch chân đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà:

3.1. Nằm kê cao chân

Chân sẽ kê cao hơn đầu sẽ giúp giảm sưng phù đây là phương pháp khá hiệu quả.

Bằng cách này, sẽ giúp tạo ra độ dốc trong hệ thống tĩnh mạch, giúp cho máu có thể dễ dàng quay trở lại tim. Giảm áp lực lên những mạch máu.

Khi thực hiện động tác này, người bệnh nên dùng 1 – 2 cái gối để kê chân cao khoảng 15 – 20 phút, làm nhiều lần trong ngày sẽ rất hiệu quả với những người bị suy giảm tĩnh mạch chân nhẹ và trung bình.

3.2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm viêm và sưng phù.

  • Chườm nóng sẽ làm nở những mạch máu, giúp lưu thông máu tốt hơn. Người bệnh có thể dùng miếng vải hoặc gạc ấm chườm nên vùng da đang bị sưng khoảng 10 phút, lặp lại vài lần.

  • Chườm lạnh bằng cách dùng nước đá áp lên vùng bị sưng khoảng 3 phút, giúp co mạch máu, giảm sưng và người bệnh sẽ nhanh chóng thấy dễ chịu hơn. Lặp lại vài lần trên mỗi vùng bị đau.

3.3. Dùng vớ y khoa

Công dụng của vớ y khoa trong suy giãn tĩnh mạch chân là tạo áp lực nhẹ và đồng đều lên các cơ, các mạch máu ở chân và từ chân lên đến đùi. Nhờ sự bó chặt của vớ khiến cho các mạch máu giảm tối đa sự giãn nở và cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu đến tim.

Những người bị suy giảm tĩnh mạch chân, nếu sử dụng vớ y khoa thường xuyên, sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và hạn chế được những cảm giác khó chịu khi bị suy tĩnh mạch.

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm vừa dễ dàng sử dụng tiện lợi, đã được khoa học chứng minh về sự hiệu quả.

3.4. Dùng gừng để chữa giãn tĩnh mạch chân

Gừng từ xưa đến nay được xem là thần dược để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, gừng giúp giảm đau, giảm sưng phù tĩnh mạch chân rất hiệu quả, nhờ vào vitamin b1, b3, b6… và nhiều hợp chất khác có trong gừng.

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể uống trà gừng hoặc dùng gừng tươi đập dập để chườm lên vũng tĩnh mạch bị sưng đau.

3.5. Ngâm chân bằng muối Epsom

Trong muối Epsom chứa hàm lượng chất khoáng cao, giúp giảm đau và chống viêm rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ngâm chân với nước muối mỗi ngày, sẽ giúp điều trị và giảm phù nề lâu dài.

Người bệnh chỉ cần hòa tan 1- 2 thìa muối Epsom với 2 – 3 lít nước ấm và ngâm trong khoảng 20 – 25 phút trước khi ngủ.

3.6. Ngoài những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân đơn giản tại nhà, người bệnh cần:

  • Hạn chế mặc quần bó sát
  • Hạn chế mang giày cao gót
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Giảm cân cũng giúp ngăn ngừa hình thành giãn tĩnh mạch mới
  • Những bài tập thể dục nhẹ nhàng cho chân giúp máu trở lại tim nhanh chóng.
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm bền thành mạch, cải thiện hiệu quả các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra rất an toàn và hiệu quả.

BYTRIPRO – Tăng sức bền thành mạch. Giúp phòng ngừa, cải thiện hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.