DẤU HIỆU CỦA BỆNH TÁO BÓN : LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC?

Cuộc chiến với bệnh táo bón và những dấu hiệu đáng báo động nó đã trở thành một trở ngại đối với nhiều người và làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn, không thỏa mái. Vì vậy hãy cùng ASIA PHARMA qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về những triệu chứng, các biểu hiện thường gặp của tình trạng này. Đồng thời là cách đối phó với bệnh táo bón nặng như thế nào? Bắt đầu hành trình ngay thôi nào!

1. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN

Tình trạng táo bón thường đi kèm với một loạt các dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh thường trải qua. Một số biểu hiện chính liên quan đến:

1.1. VẤN ĐỀ VỀ ĐI ĐẠI TIỆN 

Phân cứng và khô: Đây là một dấu hiệu thường thấy ở người bị táo bón. Phân trở nên cứng và khô, không được như bình thường. Khi phân trở nên khô và cứng, quá trình di chuyển của nó qua đường tiêu hóa trở nên khó khăn và đôi khi đau đớn. Khả năng chuyển động của ruột trở nên bị hạn chế, gây ra sự không thoải mái và khó chịu .

Khó đại tiện : Bệnh nhân khó khăn trong việc đi đại tiện. Người bệnh có thể phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực hơn để trải qua quá trình đi đại tiện. 

Cảm giác đau rát khi đi đại tiện: Khi phân cứng và khô, nó có thể tạo ra áp lực lên thành ruột và đường tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến một cảm giác đau hoặc khó chịu khi bạn cố gắng đi đại tiện. 

1.2. SỰ TÁC ĐỘNG LÊN HỆ TIÊU HÓA

Ngoài các dấu hiệu liên quan đến phân cứng và tiêu khó, bệnh táo bón nặng thường còn xuất hiện với một số triệu chứng tác động lên hệ tiêu hóa. 

Đầy hơi căng bụng: Vấn đề đầu tiên của táo bón nặng là sự đầy hơi và căng  trong vùng bụng. Khi phân không được đi ra ngoài, phân sẽ tích tụ lại trong ruột . Điều này dẫn đến sự căng bụng và đầy hơi. 

Buồn nôn: Người mắc táo bón có thể trải qua sự buồn nôn và nôn mửa khi dạ dày và ruột bị căng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện do quá trình tiêu hóa bị cản trở và có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng thêm. 

Cảm giác đầy hơi: Người bệnh thường trải qua cảm giác đầy hơi và không thoải mái trong vùng bụng khi mắc phải táo bón . Đây có thể làm tăng sự không thoải mái và gây ra cảm giác bất tiện. 

Bị trĩ: Táo bón làm  phân cứng và khó tiêu, có thể gây áp lực lên các mạch máu dưới niêm mạc trực tràng và xung quanh hậu môn làm cản trở lưu thông máu, máu dễ ứ động hình thành nên các búi trĩ.

Hiện tượng sa trực tràng: Táo bón có thể dẫn đến hiện tượng sa trực tràng, còn được gọi là sa ruột. Là tình trạng trong đó phân ruột non trước bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường .

1.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

Việc bị táo bón có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến vùng hậu môn mà còn lan tỏa đến toàn bộ cơ thể : 

Mệt mỏi và suy giảm sức khỏe: Việc đối mặt với tình trạng táo bón thường kéo theo cảm giác mệt mỏi và sự suy giảm sức khỏe tổng thể. Tiêu hóa kém cùng với sự căng thẳng và đau đớn liên quan đến táo bón có thể dẫn đến việc mệt mỏi và chán nản. 

Sốt nhẹ: Sự sốt nhẹ có thể xuất hiện từ việc cơ thể phản ứng với viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa. Và đây cũng là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cố gắng đối phó với tình trạng sức khỏe không được bình thường. 

2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN KÉO DÀI

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN KÉO DÀI
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN KÉO DÀI

2.1. TÁC DỤNG PHỤ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ BỆNH LÝ

Bệnh tiểu đường: Tiểu đường có thể gây ra sự thay đổi trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh tiểu đường có thể gặp phải các vấn đề phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả táo bón. 

Các bệnh liên quan đến dạ dày: Các bệnh lý liên quan đến dạ dày hay ruột non như viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột, có thể gây ra sự không thoải mái và tình trạng táo bón nặng do tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. 

Sử dụng thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau cũng có thể làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn dẫn đến táo bón nặng. 

Các loại thuốc bổ sung sắt: Thuốc bổ sung sắt thường được sử dụng để điều trị thiếu sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, có một số người có thể trải qua táo bón khi sử dụng thuốc bổ sung sắt có thể gây ra táo bón. 

Ngoài ra còn rất nhiều bệnh lý và các loại thuốc khác làm dẫn đến tình trạng táo bón nặng và kéo dài. 

2.2. LỐI SỐNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG 

Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn: Chất xơ giúp làm mềm phân. Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn có thể dẫn theo tình trạng phân cứng và khó tiêu. Chất xơ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: Rau, củ, quả, …. 

Thiếu nước: Nước rất quan trọng đối với cơ thể và cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Thiếu nước có thể gây ra tình trạng táo bón. Đảm bảo duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể và tiêu thụ đủ nước hàng ngày. 

Thiếu vận động: Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự hoạt động của ruột. Ngồi quá lâu và thiếu vận động có thể gây ra tình trạng táo bón. Để giảm bớt tác động này, bạn nên thường xuyên tập thể dục hoặc vận động. Ngay cả những hoạt động nhẹ như đi bộ cũng có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. 

3. CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN
CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN

3.1. THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG 

Trong các bữa ăn hàng ngày của bạn, bạn nên bổ sung lượng chất xơ và duy trì vận động thường xuyên là các biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ táo bón. 

Tăng cường lượng chất xơ: Chất xơ giúp tạo ra phân mềm hơn và dễ di chuyển qua đường tiêu hóa. Để tăng cường chất xơ bạn có thể tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh, hoa quả tươi cho sức khỏe như lựu, táo hay cam.

Uống đủ nước: Nước giúp tạo ra phân mềm và dễ di chuyển qua hệ tiêu hóa. Vì vậy bạn nên uống đủ lượng nước hàng ngày, tùy theo nhu cầu cá nhân, khoảng 8 ly nước là một mức tương đối đối với một người trưởng thành. Nhưng hạn chế tiêu thụ nước có ga và đồ uống chứa cafein vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước.

Vận động thường xuyên: Để duy trì việc vận động thường xuyên, bạn có thể thực hiện các hoạt động thể dục như đi bộ, chạy bộ, bơi lội. Hay thực hiện các bài tập cơ bụng để kích thích chuyển động ruột. Và nhất là đảm bảo bạn không ngồi quá lâu liên tục. 

3.2. SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC HAY THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐỂ HỖ TRỢ

Thuốc làm mềm phân: Những loại thuốc này giúp làm mềm phân, giúp phân mềm hơn và dễ di chuyển qua hệ tiêu hóa.Các thuốc này  thường được sử dụng theo đơn của bác sĩ .

Sử dụng thực phẩm chức năng “Bytripro”: Là một sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Sản phẩm này không chỉ hỗ trợ nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón mà còn tăng sức bền mạch máu, giảm nguy cơ bị trĩ. Hãy cùng khám phá cách Bytripro có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn.

Sử dụng thực phẩm chức năng “Bytripro”
Sử dụng thực phẩm chức năng “Bytripro”

3.3. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP XOA BÓP

Xoa bóp ruột là một biện pháp vật lý được dùng để kích thích sự hoạt động của ruột. Bằng cách áp dụng áp lực nhẹ và di chuyển ngón tay trên bề mặt của bụng theo hướng của ruột, xoa bóp ruột có thể kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.  

4. KẾT LUẬN 

kết luận về táo bón
kết luận về táo bón

Bệnh táo bón có thể đến với bất kỳ ai, dù ở trong độ tuổi nào. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu không được điều trị kịp thời thì nó cũng có thể dẫn đến một số bệnh khác như: Bệnh trĩ, giảm sức đề kháng,… Vì vậy hãy luôn phòng bệnh một cách chủ động qua những biện pháp đã được nêu ở mục 3 nhé. 

Nếu có thắc mắc gì về sản phẩm Bytripro của ASIA PHARMA hay có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ qua website: https://asiapharma.com.vn/ hoặc qua hotline: 028 2223 4466 – 037 823 4466 – 077 823 4466