Gió mùa đông bắc về, chân thường là bộ phận cảm nhận rõ nhất. Hơn nữa, khi thời tiết lạnh, những mạch máu ở bàn chân sẽ bị co lại khiến tuần hoàn máu trở nên bất thường. Xảy ra tình trạng chảy máu ngược hay chậm lưu thông. Gây ảnh hưởng ít nhiều đến các cơ quan bên trong cũng như những hoạt động khác của cơ thể con người.

Đối tượng không nên ngâm chân

Tuy nhiên bạn có biết, toàn bộ cơ thể sẽ ngay lập tức được cải thiện tuần hoàn máu khi ngâm chân với nước ấm. Và hãy luôn đảm bảo rằng, bàn chân bạn nếu được giữ ấm, sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường trở lại ở nhiệt độ thích hợp.

Ngoài việc thúc đẩy tuần hoàn máu, ngâm chân còn có tác dụng giảm đau đầu, mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn. Ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu lên não, tạo cảm giác buồn ngủ. Giúp chúng ta ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm. Lưu ý đi kèm để giúp tăng hiệu quả tốt nhất của việc ngâm chân.

1. Những đối tượng không nên sử dụng phương pháp ngâm chân:

1.1 Dưới đây là một số đối tượng không nên ngâm chân

  • Người mắc bệnh tiểu đường. Những người có tiền sử bệnh tiểu đường phải hết sức cẩn thận khi ngâm chân. Vì nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ gây bỏng cho da. Mà khả năng phục hồi vết thương của người mắc bệnh tiểu đường lại tương đối chậm. Nếu để bị bỏng thì vết thương sẽ cực kì lâu khỏi.
  • Người mắc bệnh tim mạch. Nếu ngâm chân ở nhiệt độ nước quá cao sẽ gây kích thích sự giãn nở của các mạch máu. Từ đó việc lưu thông máu nhanh hơn và đây cũng là một loại áp lực lên tim của chúng ta. Những bệnh nhân tim mạch sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt vì quá trình tuần hoàn máu lên não có thể bất ngờ nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
  • Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do suy van. Nếu dùng nước nóng để ngâm chân sẽ chỉ làm cho lưu lượng máu ở bàn chân tăng lên, mạch máu chi dưới sẽ bị tắc khiến tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

1.2 Nguyên nhân khác 

  • Trẻ em và trẻ trong độ tuổi dậy thì. Các em đang trong độ tuổi phát triển, nếu ngâm chân vào nước nóng sẽ làm cho dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân. Thậm chí nếu nặng hơn nữa sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng nữa thì sẽ gây ảnh hưởng đến não, tim và sự phát triển của bụng.
  • Những người bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Những đối tượng này tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.
  • Những người có vết thương ở chân, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema. Những người đang có các vết thương đặc biệt là vết thương hở
  • Người có sức khỏe yếu: Với những người có sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp. Những người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.
  • Phụ nữ mang thai: Đối với phụ nữ mang thai thì không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân càng lâu, càng khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nước ngâm chân nóng cũng sẽ gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu ngày càng nghiêm trọng hơn.

2. Những lưu ý giúp việc ngâm chân phát huy tối ưu nhất:

Đối tượng không nên ngâm chân

Ngoài những lưu ý về những kiểu người không nên sử dụng phương pháp ngâm chân thì chúng ra cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước ngâm và thời gian ngâm chân để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Thứ nhất: các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40℃ ~ 45℃. Bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não. Hơn nữa nếu nóng quá sẽ dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.
  • Thứ hai: chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên kéo dài từ 15 ~ 30 phút. Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.

Ngoài những lưu ý kể trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương thức ngâm chân ngay tại nhà. Với đa dạng các loại thành phần, thảo dược hay tinh dầu để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.