Tình trạng đau nửa đầu bên trái là triệu chứng bệnh rất phổ biến, nhất là ở người trẻ. Hầu hết tình trạng này là tự phát chứ không phải do chấn thương hay bệnh lý nguy hiểm nào tiềm ẩn. Tuy nhiên, vẫn cần xác định nguyên nhân và can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Đau buốt nửa đầu bên trái là 1 trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của hội chứng đau nửa đầu Migraine. Người mắc phải hội chứng này thường bị đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Cơn đau xuất hiện vài lần trong 1 tuần, 1 tháng hoặc 1 năm tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh. Các biểu hiện đặc trưng cho hội chứng đau nửa đầu Migraine bao gồm:
Đau buốt, tê nhức, đau âm ỉ 1 bên đầu
Khi hoạt động có xu hướng gia tăng cơn đau nửa đầu hơn.
Nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng gia tăng khi hoạt động.
Người bệnh thấy nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và mùi hương.
Cơn đau chủ yếu tập trung ở hốc mắt bên trái và quanh thái dương. Đau theo kiểu đập tương ứng với nhịp đập của mạch máu, đồng thời kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu bên trái
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau nửa đầu, gồm cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, cụ thể như sau:
A .Nguyên nhân bên trong cơ thể
Mạch máu não co giãn bất thường: Khi hệ thống não bị rối loạn thì có thể gây nên co giãn mạch máu bất thường bên nửa đầu bên trái và gây ra các cơn đau.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Trên thực tế, tỷ lệ nữ giới bị đau nửa đầu bên trái cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do những thay đổi của nội tiết tố ở nữ giới trước kỳ kinh nguyệt, mang thai hay thời kỳ tiền mãn kinh gây ra tình trạng này.
Chất dẫn truyền thần kinh phóng thích đột ngột: Serotoninn bị phóng thích đột ngột do bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể khiến cho cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện.
Thiếu máu não: Nếu não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy và lượng máu cần thiết có thể làm cho các cơ quan thần kinh bị yếu, thậm chí tê liệt từ đó gây ra tình trạng đau nửa đầu bên trái.
Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 60% người bệnh đau nửa đầu bên trái có bố hoặc mẹ cũng mắc phải triệu chứng này.
B. Tác động bên ngoài
Stress: Đau nửa đầu do nguyên nhân stress chiếm tới 42% các trường hợp người bệnh bị đau đầu trên toàn thế giới.
Chấn thương: Một số chấn thương bị gây ra do tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng có thể gây ra tụ máu, dịch dưới sọ. Nếu cảm thấy đau nửa đầu bên trái ngày càng tăng sau tai nạn kèm các bất thường khác như run rẩy, yếu tay chân cho thấy người bệnh có tình trạng tụ máu não.
Do chế độ ăn uống: Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường, uống nhiều thực phẩm kích thích. Việc bỏ bữa còn khiến cho não thiếu glucose để duy trì hoạt động cũng như làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu.
Do tác dụng phụ của một số thuốc: Thuốc tránh thai có thể khiến cho tình trạng đau nửa đầu bên trái càng thêm tồi tệ hơn.
Thực phẩm có hại: Socola, cà phê, phô mai, bia, rượu,… là những loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy tình trạng đau nửa đầu tiến triển nặng.
Cách điều trị tình trạng đau nửa đầu bên trái
Khi bị đau nửa đầu trái, trước khi đi khám bác sĩ, bước đầu người bệnh có thể xoa dịu cơn đau tại nhà bằng cách:
Thư giãn, nghe một bản nhạc nhẹ hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm, thở sâu để đẩy lùi căng thẳng.
Nghỉ ngơi trong một không gian tối, yên tĩnh, không có tiếng ồn hay ánh đèn sáng, đèn nhấp nháy.
Nếu đau nửa đầu do trước đó bạn không ăn gì và bị hạ đường huyết. Hãy thử ăn một món có độ ngọt vừa phải.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các vị trí đầu, cổ.
Uống các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn như: aspirin. Ibuprofen hoặc acetaminophen,…
Massage ở phần cổ và vai, xoa nhẹ đầu và thái dương.
Cách phòng ngừa bệnh đau nửa đầu bên trái
Để phòng ngừa đau nửa đầu bên trái, bạn cần lưu ý :
Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và không bỏ bữa.
Kiểm soát các yếu tố kích thích chứng đau nửa đầu. Theo dõi các loại thực phẩm. Đồ uống và các yếu tố khác có thể gây ra chứng đau nửa đầu hay đau nửa đầu bên trái và hạn chế tối đa chúng. Không nên đến những nơi có ánh sáng quá mạnh. Âm thanh lớn để tránh “kích hoạt” cơn đau đầu.
Tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất và đảm bảo tập.Thể dục tối thiểu 3 ngày/ tuần cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Dễ ngủ hơn cũng như ít bị đau nửa đầu hơn.
Đảm bảo ngủ đủ giấc: Ngủ đúng giờ, không thức khuya. Để bản thân được nghỉ ngơi từ 7-8 tiếng mỗi đêm chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa. Đau nửa đầu bên trái hay bên phải hiệu quả.
Áp dụng các biện pháp thư giãn: Ngồi thiền. Yoga hoặc các hoạt động như ngâm người vào nước ấm, nghe nhạc. Vẽ tranh,… có thể giúp thư giãn, ngăn chặn cơn đau nửa đầu “tấn công”.
Duy trì chế độ sống lành mạnh: Nếu muốn phòng ngừa đau nửa đầu bên trái. Bạn không nên hút thuốc hoặc uống rượu bia và đồ uống có cồn. Ngoài ra, nên tránh xa các chất kích thích khác.
Lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. An toàn và lành tính, giúp ổn định thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu não. Cải thiện chứng đau nửa đầu, đau nửa đầu bên trái hiệu quả.
Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5
– Tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các chứng đau nửa đầu, đau nửa đầu bên trái hiệu quả.
Là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như.
Bạch quả, Thục địa. Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử. Táo nhân, Đương quy, Xích thược. Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết. Tăng cường tuần hoàn máu não, tránh hình thành các cục máu đông. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim, giảm nhanh các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi. Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt. Tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.