Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Mục Lục
Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân, bệnh này hoàn toàn có thể mắc phải ở cả người trẻ lẫn người già, ở cả nam và nữ.
Trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại:
– Các búi trĩ nội nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược, còn được gọi là đường hậu môn – trực tràng.
– Các búi trĩ ngoại nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này sẽ to dần lên và liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.
Vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ, tuy nhiên có thể xác định một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh
– Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, khi trĩ nặng có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
– Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau
– Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. Tùy và mức độ chảy máu, bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt. Hay máu bắn thành tia, càng rặn thì càng chảy nhiều máu.
– Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của người bị nhiễm giun kim.
– Khó chịu, đau rát vùng hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.
Đây được xem là tình trạng biến chứng xảy ra khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài và cọ sát vào quần áo mà bị tổn thương. Búi trĩ bị rách phần da bao bọc bên ngoài gây chảy máu và nhiễm trùng. Cùng với đó, chất dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều sẽ khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều giờ, phần tổn thương của búi trĩ sẽ bị vi khuẩn tấn công và bị nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn búi trí sẽ bao gồm:
Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
Các cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau và tình trạng khi nặng hơn sẽ có hoại tử.
Trĩ hoàn toàn có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Có thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, vàng da, suy nhược cơ thể… Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Một cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm (2000-2010) trên quy mô lớn của Đại học Y khoa Đài Trung (Đài Loan) đã chỉ ra một mối liên hệ rõ ràng giữa trĩ và ung thư đại trực tràng: Người mắc bệnh trĩ có nguy cơ ung thư đại tràng cao gấp 2,9 lần người bình thường hoặc những bệnh lý khác. Điều trị trĩ giúp bạn giảm đi 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám như: lúa mì, yến mạch, lúa mạch,…. giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
– Uống nhiều nước: Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
– Xem xét chất bổ sung chất xơ: Hầu hết mọi người không dung nạp đủ lượng chất xơ mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Cần lưu ý khi sử dụng chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
– Không rặn mạnh khi đi cầu: vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phì to ra và dễ chảy máu.
– Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu: Nếu bỏ lỡ cảm giác khi có nhu cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô cứng và gây khó khăn hơn trong việc đi vệ sinh.
– Tập thể dục: Duy trì khả năng vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân hiệu quả.
– Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng hỗ trợ:
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.