RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH BAO LÂU THÌ KHỎI ?

 

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế. Nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt. Bệnh sẽ ngày càng trở nên phổ biến và ước tính có khoảng 35% người trên 40 tuổi ghi nhận tình trạng rối loạn tiền đình. Hiện nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa.

Rối loạn tiền đình

1. Rối loạn tiền đình là gì ?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… Tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Khiến cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương

Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:

  • Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.
  • Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, gây rối loạn.
  • Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa.
  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Bị mất máu quá nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động.

3. Biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình

Một số biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình phải kể đến như:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, muốn nôn cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình.
  • Đi lại không vững, mất phương hướng, mất cân bằng, gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Những người bị rối loạn tiền đình thường sẽ bị nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào một điểm hay có ảo giác.
  • Thính lực giảm sút hay bị ù tai, luôn có cảm giác tiếng ù trong tai,…
  • Thiếu tập trung trong công việc và cuộc sống, trí nhớ suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi,…
  • Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường sẽ khá nhạy cảm với ánh sáng, rất khó để tập trung vào một điểm hay xuất hiện ảo giác.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

4. Rối loạn tiền đình có đáng lo ngại không ?

Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Điển hình trong đó có thể kể đến như:

  • Do rối loạn tiền đình mà việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Không những thế, người bệnh cũng vì điều này mà lười vận động, từ đó dễ mắc các bệnh lý khác.
  • Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu, gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc, hệ lụy là số lượng và chất lượng công việc bị suy giảm.
  • Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh.
  • Gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.

5. Rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi ?

Thời gian kéo dài của triệu chứng rối loạn tiền đình phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, rối loạn tiền đình có thể tự giảm đi một cách nhanh chóng nếu không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào. Có nhiều trường hợp triệu chứng biến mất chỉ trong vòng một giờ. Tuy nhiên, cũng có những tình huống đòi hỏi nhiều thời gian hơn, có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí có thể vài tháng mới hết.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt nếu nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định và điều trị hiệu quả. Một số trường hợp rối loạn tiền đình có khả năng điều trị hoàn toàn, như rối loạn tiền đình do thạch nhĩ lạc chỗ sỏi tiền đình, trong khi những trường hợp khác nhất là khi có liên quan đến vấn đề bệnh lý não hoặc các nguyên nhân khác, có thể gặp khó khăn để điều trị hoàn toàn.

6. Phòng ngừa rối loạn tiền đình tái phát

6.1. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Để không kéo dài thời gian điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và sử dụng đúng, đủ liều thuốc như bác sĩ đã kê. Không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

6.2. Thực hiện lối sống lành mạnh

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt mới để việc điều trị có hiệu quả tốt hơn. Cụ thể như:

  • Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bài tập về mắt, đầu,…
  • Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần hạn chế ngồi một chỗ quá lâu hoặc xoay, vặn người quá nhanh, quá mạnh
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, nên sắp xếp thời gian phù hợp để làm việc và nghỉ ngơi
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dinh dưỡng như các loại: vitamin B, C, D, acid folic,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
  • Không sử dụng các loại đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Lựa chọn sử dụng những sản phẩm hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm nhanh có triệu chứng gây khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

TPBVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO ĐÔNG DƯỢC 5 - GIÚP TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất