RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ ?

 

Rối loạn tiêu hóa là những thay đổi xảy ra khác với tình trạng bình thường ở đường tiêu hóa (ống tiêu hóa). Làm cho người bệnh có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng liên quan đến đường tiêu hóa như: đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu,…

1. Rối loạn tiêu hóa là gì ?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động hàng ngày.

Tình trạng xuất hiện với các triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều bộ phận trong hệ thống. Cụ thể, tiêu hóa là quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Đi qua thành ruột và đi vào máu. Tất cả bắt đầu tại vùng miệng khi nhai, trộn thức ăn cùng nước bọt. Sau đó phân hủy và nghiền nát do sự co bóp của dạ dày. Khi đến ruột, dịch tiêu hóa từ túi mật cùng tuyến tụy sẽ tiếp tục thực hiện phân hủy lần nữa. Lúc này, các chất dinh dưỡng được đi qua thành ruột và vào máu. Phục vụ cho mục đích sản xuất năng lượng. Trong khi đó, lượng thức ăn không được hấp thụ. Sẽ kết hợp với tế bào chết để chuyển hóa thành phân trong ruột kết.

Đây là quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Nhưng nếu hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra, một hoặc nhiều giai đoạn sẽ bị ảnh hưởng. Gây ra các triệu chứng khó chịu thường gặp.

2. Rối loạn tiêu hóa có phải là bệnh lý không ?

Các chuyên gia y tế đã chia làm hai loại chính bao gồm :

2.1. Rối loạn tiêu hóa chức năng (Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý)

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa. Nhưng hoàn toàn không phải do bệnh lý:

  • Đối với trẻ em bị rối loạn tiêu hóa có thể là do chế độ ăn không phù hợp. Làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện cụ thể là: phân nát, có bọt, màu hoa cải hoa cà, có mùi tanh,…
  • Nhiều trường hợp là do mắc các bệnh nhiễm khuẩn nào đó mà phải dùng đến kháng sinh. Nhưng người bệnh lại không tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định. Làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột. Xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi. Kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất. Đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.
  • Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột được gọi là “loạn khuẩn”. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của một số người. Nhất là hiện tượng tự mua thuốc để điều trị bệnh cho mình. Hoặc người thân rất dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

2.2. Bệnh lý tiêu hóa thực thể (Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý)

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi lỏng. Hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn,… Là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý.

Tùy theo từng loại bệnh mà triệu chứng xuất hiện có khác nhau. Không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một hoặc hai triệu chứng. Cũng có thể gọi là rối loạn tiêu hóa.

  • Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét): đau khi đói hoặc sau ăn, đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng. Buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).
  • Viêm đại tràng mạn tính: là bệnh gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Do chế độ ăn uống không vệ sinh, nhiều mỡ, nhiều chất tanh,…
  • Viêm ruột thừa cấp tính: thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn. Hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.
  • Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,… Ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng. Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn,… cũng có thể xuất hiện.
  • Người mắc sỏi thận cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, thương hàn, lỵ, trực khuẩn, ngộ độc thực phẩm,…
  • Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính,…
  • Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình (rối loạn ốc tiền đình) cũng có triệu chứng nôn, buồn nôn,…

3. Những đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, các nhóm nguy cơ phải kể đến gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên : rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột thường xảy ra ở nhóm đối tượng từ sơ sinh đến 18 tuổi.
  • Nhóm người cao tuổi: Khi tuổi cao, lão hóa sẽ diễn ra càng mạnh mẽ sẽ là yếu tố chủ yếu gây nên hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa thường gặp.
  • Phụ nữ có thai: tử cung có thể bị chạm vào ruột và dạ dày trong quá trình mang thai. Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố cũng có thể gây ra rối loạn (táo bón, khó tiêu,…)
  • Những người tập luyện các môn thể thao yêu cầu sức bền: Những đối tượng này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất nước, ăn kiêng, rối loạn mạch máu,… gây tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, phiền muộn: Việc tâm lý không ổn định và thoải mái cũng rất dễ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Những người đang mắc các bệnh mãn tính: tiểu đường type 2, đau nửa đầu, suy giáp, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình,….

4. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa các vấn đề ở dạ dày, ruột một cách đúng đắn nên thực hiện theo một số lời khuyên như sau:

  • Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,..
  • Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, an toàn, hợp lý.
  • Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ, thường xuyên vận động,…
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước,…
  • Lựa chọn sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giúp nhuận tràng có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính khi phải sử dụng lâu dài, nhất là đối với các bệnh nhân có dấu hiệu của táo bón, táo bón lâu ngày.

BYTRIPROGiúp nhuận tràng an toàn, cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.