“4 CÁI ĐAU” BÁO TRƯỚC CỤC MÁU ĐÔNG HÌNH THÀNH

VÀ 7 NHÓM NGƯỜI NÀY CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý

 

Nếu mắc ung thư, dù là giai đoạn cuối, bệnh nhân vẫn có thể sống được 1-2 năm. Nhưng nếu bị huyết khối cấp tính, không được điều trị kịp thời, nó có thể giết chết bạn sau 1-2 giờ đồng hồ.

1. Huyết khối (Cục máu đông) là gì ?

Huyết khối (Cục máu đông) là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu. Khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt.

Ban đầu, các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Sau đó, chúng được kết dính với nhau nhờ vào các sợi fibrin. Được tạo ra trong quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu. Các tiểu cầu đến trước phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác. Tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Các protein trong cơ thể có vai trò xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi fibrin sẽ tự hòa tan. Và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường.

2. Đột quỵ não là gì ?

Đột quỵ là một tổn thương tại não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Hoặc giảm đáng kể dẫn đến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, quá trình tự chết của các tế bào não. Vì những tác hại nghiêm trọng này, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. “4 đau” báo trước hình thành cục máu đông

Các mạch máu trong cơ thể là một chỉnh thể. Đáng tiếc là con người lại có xu hướng chú ý nhiều hơn đến các cơ quan như: não, tim, phổi, gan, dạ dày,… Rất ít người quan tâm đến mạch máu của chính mình. Tuy nhiên, mạch máu lại đóng một vai trò rất quan trọng, nó cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan. Nếu mạch máu có vấn đề, trường hợp nhẹ sẽ gây ra rối loạn chức năng. Nặng có thể gây ra tình trạng hoại tử các cơ quan đó.

Nếu xuất hiện các triệu chứng đau ở 4 vị trí này trên cơ thể. Rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cục máu đông mà bạn không nên bỏ qua.

3.1. Đau đầu

Khi mạch máu trong não xuất hiện cục máu đông, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là đau đầu. Nhiều người lầm tưởng đau đầu là cảm lạnh hoặc thiếu nghỉ ngơi.  

Đừng bỏ qua những cơn đau đầu. Những cơn đau đầu dữ dội có thể dẫn đến những vết thương nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh huyết khối não, nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong hoặc tàn tật là rất cao.

Nếu người bệnh không chỉ đau đầu mà còn chóng mặt, nôn mửa, tay chân tê, suy nhược, lệch miệng, mờ mắt,… thì lúc này phải hết sức cảnh giác về tình trạng huyết khối não.

3.2. Đau ngực

Nhồi máu cơ tim cấp tính có thể gây đau ngực dữ dội, là tình trạng trong tim đã xuất hiện cục máu đông. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sớm bị sốc tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và có nguy cơ tử vong đột ngột rất cao.

Thuyên tắc phổi có thể gây đau ngực dữ dội, là tình trạng mạch máu phổi đã xuất hiện cục máu đông. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong.

3.3. Đau bụng

Khi đau bụng xảy ra, ít người nghĩ đến bệnh mạch máu, nhưng thực tế trong bụng có rất nhiều mạch máu, chẳng hạn như động mạch và tĩnh mạch mạc treo, nếu huyết khối xảy ra ở mạch máu ổ bụng, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội.

Đau bụng do thuyên tắc mạch máu vùng bụng thường do triệu chứng và dấu hiệu không nhất quán, tức là người bệnh đau bụng đặc biệt dữ dội nhưng bụng lại rất mềm.

3.4. Đau chi dưới

Chi dưới rất dễ bị tụ máu, nguyên nhân rất đơn giản, chi dưới nằm ở phần dưới cơ thể, cách xa tim.

Nếu một người thiếu vận động, chẳng hạn như ngồi nhiều, lâu ngày sẽ dễ hình thành cục máu đông, khi cục máu đông phát triển, thường sẽ bị sưng tấy một chi, đau dữ dội, hay thậm chí suy giảm khả năng vận động.

4. Nhóm đối tượng dễ mắc phải tình trạng hình thành cục máu đông

Huyết khối là một tình trạng nguy hiểm, nhưng huyết khối không phải là không thể ngăn ngừa, muốn ngăn ngừa huyết khối, trước tiên bạn phải kiểm tra xem mình có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh huyết khối này không.

  • Người hút thuốc lâu ngày dễ hình thành cục máu đông
  • Người uống rượu lâu ngày dễ hình thành cục máu đông
  • Người lười vận động, ngồi hoặc nằm lâu sẽ có nhiều khả năng hình thành cục máu đông hơn.
  • Những người thường thích chế độ ăn nhiều chất béo và nhiều calo dễ bị đông máu
  • Những người ăn ít rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có nhiều khả năng bị huyết khối hơn.
  • Những người mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch và mỡ máu cao cũng là nhóm đối tượng dễ phát triển huyết khối hơn.
  • Người béo phì cũng nằm trong nhóm đối tượng này.

5. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế hình thành cục máu đông

  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Giữ mức độ cholesterone ổn định bằng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterone và muối thấp
  • Kiểm soát huyết áp hàng ngày
  • Thực hiện giảm cân
  • Giữ đường huyết ở mức ổn định
  • Không hút thuốc lá, kiêng rượu bia
  • Tránh bị căng thẳng, thức khuya và lao động quá sức.
  • Sử dụng những sản phẩm giúp tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não giảm sự hình thành các cục máu đông và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

TPBVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO ĐÔNG DƯỢC 5 - GIÚP TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất