Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Trĩ hay lòi dom là căn bệnh xuất hiện do sự rối loạn các đám rối tĩnh mạch trĩ ở quanh hậu môn. Ở giai đoạn đầu, hầu như bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu tinh ý, người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng như đại tiện khó khăn, ngứa rát quanh hậu môn, táo bón, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ… Với các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay sau đây:
Theo lý giải của Y Học Cổ Truyền, diếp cá tính hàn, vị hơi cay, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm… Đối với nghiên cứu hiện đại, diếp cá có chứa một lượng lớn quercetin, isoquercetin giúp làm mềm mao mạch. Đồng thời, loại rau này còn giúp ngăn chặn táo bón. Thành phần decanonyl acetaldehyde của diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, giúp làm thu nhỏ các búi trĩ.
Cách thực hiện:
Cách 1: Đắp bã diếp cá
Cách 2: Xông hậu môn
Cách 3: Dùng nước rau diếp cá khô
Theo Y Học Cổ Truyền, lược vàng vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, thường được sử dụng làm lành vết thương do bệnh trĩ gây ra. Theo nghiên cứu hiện đại, lược vàng cũng chứa hai loại hoạt chất là quercetin, làm bền thành mạch, ngăn nguy cơ nhiễm trùng và kaempferol, kháng khuẩn, diệt khuẩn, tiêu viêm, đào thải độc tố,… Ngoài ra, lá cây này còn rất giàu vitamin C, các khoáng chất vi lượng, steroid…
Cách thực hiện:
Cách 1: Đắp lá cây lược vàng
Cách 2: Ngâm nước sắc lá cây lược vàng
Cách 3: Dùng nước ép lược vàng
Lưu ý: Không dùng cho người có cơ địa dị ứng, bệnh nhân huyết áp thấp, người có hệ miễn dịch suy yếu nhất là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Lá trầu không có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong điều trị trĩ
Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc. Tác dụng chính là tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm nên thường được dùng để hỗ trợ phục hồi các tổn thương như nhiễm trùng, viêm loét. Không chỉ vậy, loại lá này còn có khả năng cầm máu và se búi trĩ rất tốt.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong tinh dầu lá trầu không có chứa hoạt chất có tên gọi là betel – phenol. Tác dụng của chất này là làm mềm thành mạch, khi sử dụng thường xuyên sẽ giúp các búi trĩ có thể tự thụt vào.
Cách thực hiện bài thuốc:
Cách 1: Dùng nước lá trầu không
Cách 2: Dùng trầu không, bồ kết, hạt gấc, quả cau
Lá bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc là loại cây mọc hoang sinh sản bằng thân lá, rất dễ sống, dễ trồng và có thể sinh trưởng ở nhiều nơi chỉ cần đủ độ ấm, ánh sáng. Tác dụng chính là tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, giảm sưng. Thường được sử dụng để chữa các bệnh như lở loét trên da, viêm ruột, viêm dạ dày tá tràng và cả bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng kết hợp với rau sam
Cách 2: Đắp lá bỏng
Cách 3: Trị đại tiện ra máu
Thiên lý là loại cây mọc leo quen thuộc với đời sống người Việt. Lá và hoa của loài cây này không chỉ được chế biến thành các món ăn ngon miệng mà còn được dùng để làm thuốc chữa sa dạ con và bệnh trĩ. Theo y học cổ truyền, hoa thiên lý tính bình, vị ngọt. Tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, ngoài ra còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương rất tốt.
Cách thực hiện bài thuốc:
Cách 1: Đắp lá cây thiên lý
Cách 2: Sử dụng món ăn từ hoa thiên lý
Canh giò sống hoa thiên lý:
Canh cua hoa thiên lý:
Thầu dầu tía có độc, cần cẩn trọng khi dùng để chữa trĩ
Thầu dầu tía hay đu đủ tía là cây thuốc nam được dân gian sử dụng để chữa trĩ ngoại. Bộ phận thường được dùng là hạt, còn gọi là tỳ ma tử. Hạt thầu dầu vị ngọt, tính bình nhưng có độc. Lá thầu dầu tía cũng có tác dụng chữa trĩ nhờ các hoạt chất có khả năng chống ngứa, tiêu thũng.
Cách thực hiện:
Cách 1: Đắp lá thầu dầu
Cách 2: Dùng bột hạt thầu dầu
Cách 3: Dùng lá thầu dầu với lá vông nem
Lưu ý: Chỉ có thầu dầu tía mới có tác dụng chữa trĩ. Không dùng quá 1 hạt thầu dầu mỗi ngày để tránh nôn mửa. Tuyệt đối không dùng cho trẻ em, không uống nước lá để tránh ngộ độc. Nếu dùng một lượng lớn hạt thầu dầu có thể gây tử vong.
Quả sung vị ngọt, tính bình, tác dụng chính là giải độc, tiêu thũng, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột nhất là chữa táo bón. Không chỉ vậy, quả sung còn giúp cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng, làm búi trĩ co lại.
Cách thực hiện bài thuốc:
Cách 1: Dùng nước sung xông rửa hậu môn
Cách 2: Chữa trĩ với quả sung
Cách 3: Nấu nước quả sung uống
Tỏi có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Lý do là tỏi có chứa một lượng lớn allicin, đây được xem là hoạt chất kháng viêm tự nhiên có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, sử dụng tỏi còn giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể có thể chống chọi tốt với bệnh tật.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng tỏi ngâm rượu
Cách 2: Dùng tỏi nướng
Cách 3: Dùng tỏi, tiêu đen, bạch chỉ
Lưu ý: Không nên chườm quá nóng để tránh gây bỏng da.
Lá vông cũng là một loại cây quen thuộc đối với người Việt. Cây thường mọc nhiều ở miền quê, bộ phận thường được dùng để chữa trĩ là lá cây vông.
Theo Đông y, lá vông vị hơi đắng chát, tính bình, có chứa saponin, alkaloid nên có khả năng giảm đau, hỗ trợ việc co lại của các búi trĩ. Tác dụng chính là hạ nhiệt, trừ phong thấp, an thần, ức chế hệ thần kinh, sát trùng… Do đó, thường được dùng để chữa trĩ, lòi dom, đại tiện ra máu, mất ngủ, đau nhức xương khớp…
Cách thực hiện bài thuốc:
Cách 1: Đắp lá vông
Cách 2: Dùng lá vông với giấm thanh
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Bên cạnh những mẹo thuốc dân gian trên, một trong những phương pháp được các y bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất để điều trị bệnh trĩ là sử dụng thuốc Đông y.
Trên đây là một số thông tin về các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ mà người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.