BỆNH TRĨ – CĂN BỆNH KHÓ NÓI CỦA NHIỀU NGƯỜI

Dân gian vẫn có câu “ Thập nhân cửu trĩ” (có nghĩa cứ 10 người sẽ có 9 người trong cuộc đời gặp một giai đoạn mắc bệnh trĩ). Ngày nay, bệnh trĩ vẫn còn được xem là một căn bệnh khó nói và người mắc bệnh thường sẽ không đi khám ngay khi bệnh mới phát hiện hay còn ở giai đoạn sớm, họ sẽ âm thầm chịu đựng và chỉ đến viện khi bệnh thật sự trầm trọng và có biến chứng xảy ra. Bệnh này thường sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

1. Bệnh Trĩ là gì ?

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh “Lòi dom”, là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ thường được chia làm hai dạng và tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

+ Trĩ nội : liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.

+ Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

+ Trĩ hỗn hợp : nếu trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả 2 búi trĩ nội và ngoại đồng thời, lâu dần có thể khiến trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

 Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

lam-cach-nao-phan-biet-benh-tri-noi-va-tri-ngoai

2. Những dấu hiệu bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là gì ?

+ Trĩ nội : nằm bên trong trực tràng và thường không gây khó chịu, nên bạn sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, khi bạn đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu. Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến lòi trĩ nội ra ngoài, tình trạng này gọi là sa búi trĩ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu.

+ Trĩ ngoại: thường nằm ở vùng da quanh hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi, máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông (huyết khối), tình trạng này có thể khiến búi trĩ sưng, viêm và đau dữ dội.

3. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ

Cơ chế chính của bệnh trĩ là do sự dãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn gây ra bệnh trĩ. Nguyên nhân dãn này có thể do:

  • Mang thai : Tình trạng giãn tĩnh mạch xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai. Vì khi cổ tử cung mở rộng, nó sẽ chèn ép vào tĩnh mạch trong ruột, khiến chúng bị dãn quá mức.
  • Tuổi tác: Bệnh trĩ phổ biến nhất ở người lớn tuổi, tầm 45-65 tuổi. Nhưng điều này không có nghĩa là thanh niên và trẻ em  sẽ không mắc bệnh.
  • Tiêu chảy: Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở các trường hợp sau tiêu chảy mãn tính.
  • Táo bón mãn tính : Việc táo bón lâu dài, khó di chuyển phân gây thêm áp lực lên thành mạch gây dãn mạch.
  • Ngồi quá lâu: Giữ một tư thế ngồi trong thời gian dài có thể gây ra bệnh trĩ. Đặc biệt là ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
  • Nâng vật nặng: Nâng vật nặng liên tục, thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ. Tình trạng này thường liên quan đến nghề nghiệp phải khuân vác nặng.
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn : Điều này có thể gây ra bệnh trĩ khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm những biểu hiện đang có.
  • Béo phì: béo phì liên quan đến chế độ ăn uống có thể cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do di truyền.

nguyen-nhan-gay-benh-tri-1

4. Biến chứng của bệnh trĩ

+ Tắc mạch : do hình thành cục máu đông trong các búi trĩ. Tắc mạch trĩ ngoại thì người bệnh thấy vùng rìa hậu môn có khối phồng nhỏ màu xanh. Và thường đi kèm cảm giác đau rát, sờ vào thấy căng. Tắc mạch trĩ nội ít gặp hơn, bệnh nhân thường có cảm giác đau và cộm sâu trong ống hậu môn.

+ Sa và nghẹt búi trĩ : Trĩ nội trong ống hậu môn có thể sa ra ngoài và bị nghẹt lại tại đó. Khối này có thể bị nghẹt một phần hoặc toàn bộ. Dấu hiệu nhận biết là khối phồng sưng đỏ, đụng vào rất đau. Đôi khi có thể xuất hiện chấm đen là dấu hiệu của hiện tượng hoại tử.

+ Viêm nhú, viêm khe: thường gây ra cảm giác nóng rát ở hậu môn. Có khi chỉ bị ngứa ngáy và đau. Biến chứng này thường chỉ được phát hiện khi soi ống hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng.

bien-chung-cua-benh-tri

5. Điều trị bệnh trĩ

Trong phần lớn các trường hợp, các biện pháp đơn giản có thể làm giảm bớt các triệu chứng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi có thể cần đến thuốc và thậm chí là phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt :

Ÿ Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều, đứng lâu.

Ÿ Ăn nhiều chất xơ

Ÿ Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Ÿ Thay đổi thói quen trong việc đại tiện, tránh táo bón

Ÿ Chất làm tê có thể được thoa lên da

Ÿ Chườm đá và chườm lạnh để giảm sưng.

Ÿ Tắm, vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm để cải thiện triệu chứng.

 

6. Phòng ngừa bệnh trĩ

Nguy cơ phát triển bệnh trĩ giảm đáng kể khi làm cho khối phân mềm đi. Điều này có thể được thực hiện bằng cách :

  • Chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Uống nhiều nước giúp làm mềm phân.
  • Tránh rặn quá sức khi đi vệ sinh
  • Hoạt động thể chất giúp phân di chuyển qua ruột. Do đó việc đi tiêu thường xuyên và dễ dàng hơn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh vì thừa cân làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Đồng thời sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp nhuận tràng và giảm đi nguy cơ mắc bệnh trĩ.

BYTRIPROHỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị Trĩ – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch .

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.