Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên và chảy mũi. Là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Tình trạng hắt hơi, sổ mũi có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản.
Khi trẻ bị chảy mũi là do có sự mất cân bằng giữa dịch sản xuất ra và dịch được hấp thu qua niêm mạc mũi, đây là hiện tượng viêm. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi. Trong đó nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, khi môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm. Bên cạnh các nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp là virus, vi khuẩn hay dị vật,… Thì còn có thể do dị ứng, bụi, hóa chất hay nấm mốc,…
Thực tế, mũi được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp. Đây cũng là quan điểm trong y học hiện đại. Thông thường, phần hốc mũi có lót 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có khả năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn giúp bảo vệ xoang mũi. Nếu lớp biểu mô nơi hốc mũi bị thời tiết tác động hay hóa chất, dị vật, viêm nhiễm, khối u,… Làm cho tuyến chết tiết tại lớp biểu mô sản sinh ra nhiều dịch và gây ra tình trạng chảy nước mũi.
Trẻ bị chảy nước mũi thường cảm thấy khó chịu. Do lượng không khí lưu thông bên trong mũi giảm đi. Tình trạng này có thể tự động hết nhưng đôi khi lại gây ra nhiều biến chứng nặng như: viêm xoang, viêm họng, viêm thanh khí phế quản,…
Ngoài ra, niêm mạc mũi chứa khá nhiều vi khuẩn, virus nếu gặp điều kiện tốt. Hoặc thời tiết lạnh làm tăng sinh mạnh mẽ khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng. Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ sẽ thấy các biểu hiện nhẹ như sổ mũi, hắt hơi. Những ngày tiếp theo, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm trầm trọng hơn. Với tình trạng ho nhiều, trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản,…
Khi trẻ bị chảy mũi nghĩa là trẻ có một trong những biểu hiện sớm của viêm đường hô hấp trên. Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần quan sát dịch mũi. Để biết và cung cấp thông tin cho bác sĩ tai, mũi, họng.
Việc phát hiện dấu hiệu chảy mũi đôi khi cũng khó đối với ông bà, cha mẹ vì:
Ngoài việc thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cũng cần chăm sóc và xử trí đúng khi trẻ mắc phải căn bệnh này.
Việc vệ sinh mũi họng vô cùng quan trọng, có thể nhỏ mũi bằng nước muối 0.9% rồi nói trẻ hít vào nhẹ nhàng (nếu trẻ hợp tác). Nếu trẻ không hợp tác thì hãy nhỏ và giữ chặt miệng cho trẻ hít vào, hy vọng sẽ làm sạch được tác nhân gây bệnh mà không nên xịt rửa.
Việc bổ sung đủ nước cho trẻ như: cho trẻ bú sữa nhiều hơn ở giai đoạn bú mẹ, uống thêm nước lọc, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng như: cháo, soup ở trẻ lớn,… Điều này sẽ giúp cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng hơn, dễ dàng được mũi vận chuyển ra sau họng hoặc đưa ra ngoài tạo thành gỉ mũi.
Kê cao đầu khoảng 15 độ trong khi ngủ sẽ giúp cho dịch mũi dễ dàng chảy ra ngoài và không làm trẻ bị nghẹt mũi, giúp trẻ dễ chịu và cũng tốt hơn cho việc hít thở. Theo hiệp hội nhi khoa, tư thế ngủ cao đầu chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Nhiều người khi thấy trẻ bị chảy mũi thì cho rằng trẻ bị lạnh và đã sử dụng tinh dầu tràm để bôi vào mũi cho trẻ. Tuy nhiên, phải lưu ý không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, vì nó có thể gây co mạch não giữa, trẻ có thể tử vong hoặc bỏng da.
Nhưng bạn lại hoàn toàn có thể dùng tinh dầu tràm massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vùng bàn chân, bụng và lưng cho trẻ, điều này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn ấm, không bị lạnh. Ngoài ra, còn phòng chống côn trùng và kháng khuẩn. Cũng không nên dùng nhiều, cha mẹ lấy một xíu ra tay mình rồi xoa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng thì không khuyến khích thực hiện, vì có thể gây kích ứng lên da của trẻ.
Chảy mũi ở trẻ do sự rối loạn trong quá trình làm ấm và làm ẩm không khí của mũi. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho việc tạo độ ẩm phù hợp với khoang mũi họng, độ ẩm sẽ giúp làm ẩm và lỏng dịch mũi, qua đó dễ làm sạch dịch tiết từ mũi, giúp mũi trẻ không bị khô rát và nghẹt, mũi của trẻ sẽ thông thoáng và dễ thở hơn.
Cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có biểu hiện chảy mũi kéo dài trên ngày và có kèm theo ho và các dấu hiệu sau:
Để phòng tránh chảy nước mũi ở trẻ khi thời tiết trở lạnh, cần mặc đủ ấm và mặc ấm đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vệ sinh nơi ở đảm bảo nơi ở và sinh hoạt luôn thông thoáng, sạch sẽ. Cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc,…