
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Người bị khô khớp gối nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ làm tăng tiết dịch tại khớp gối, hỗ trợ hồi phục xương khớp, chống viêm. Uống nhiều nước, góp phần tạo môi trường ẩm, giúp bôi trơn và tăng đàn hồi cho khớp.
Sữa và các chế phẩm từ sữa chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối nên ăn gì. Bởi trong sữa và tất cả các chế phẩm từ sữa có chứa hàm lượng lớn canxi mà cơ thể dễ hấp thụ.
Trong các loại cá biển như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi,… chứa nhiều axit béo omega 3. Đây là dạng chất béo không no có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa.
Hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca,… cũng nằm trong top thực phẩm người khô khớp gối nên ăn. Vì chúng giúp chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Kali và magie trong khoai lang là thành phần quan trọng đảm bảo xương khớp khỏe mạnh. Kali giúp giữ canxi trong xương, magie giúp cân bằng vitamin D trong cơ thể.
Trong cà chua có chứa vitamin K, collagen và canxi. Bổ sung cà chua trong khẩu phần giúp cấu trúc xương ổn định, các triệu chứng bệnh được cải thiện.
Các loại rau có màu xanh đậm là: bông cải, cải xoăn, cải thìa,… cũng nên xuất hiện trên bàn ăn của người khô khớp gối. Bởi các loại rau này có chứa nhiều vitamin C, K, collagen đem lại sự trơn tru cho hoạt động của khớp gối.
Vitamin C trong các loại trái cây là liều thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên và hiệu quả. Bệnh nhân khô khớp gối nên bổ sung các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, ổi,… Chuối cũng là loại trái cây rất tốt với các khoáng chất cần thiết như kali, serotonin,…
Không chỉ bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm “kiêng kị” sau:
Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giảm sưng đau không còn là vấn đề quá khó nếu người bệnh chú ý những nhóm thực phẩm trên đây trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ, để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần chữa trị kịp thời, tiếp cận đúng hướng và kiên trì tuân thủ chặt chẽ liệu trình của bác sĩ đề ra.