Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng. Khi trẻ bị tay chân miệng, mụn nước sẽ nổi ngày càng nhiều và làm cho phụ huynh lo lắng. Thường ba mẹ sẽ hay dùng đến biện pháp bôi thuốc xanh methylen để sát khuẩn. Vậy, việc dùng xanh methylen có cần thiết được sử dụng trong trường hợp này hay không?
Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút coxsackie virus A16 và enterovirus 71 gây ra. Những vi rút này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua việc tiếp xúc thông thường.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế là những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Bệnh tay chân miệng để lại nhiều biến chứng cho trẻ. Nếu như không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ là rất cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng:
– Ở giai đoạn đầu: Thời gian ủ bệnh kéo dài 3 – 7 ngày và thường không có triệu chứng gì.
– Ở giai đoạn mới phát bệnh: Trẻ có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm như mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39 độ C).
– Ở giai đoạn toàn phát: Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Bóng nước chứa nhiều chất dịch và có thể vỡ ra khiến cho trẻ cảm thấy rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1-2 tuần.
Bên cạnh đó, khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn.
Xanh methylen là thuốc sát khuẩn có thành phần chính là methуlene blue. Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực y tế và khoa học khác nhau. Dung dịch xanh methylen thường có dạng lỏng và có thể được sử dụng ngoài da, uống hoặc tiêm tĩnh mạch tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể.
Xanh methylen có tính kháng vi khuẩn và kháng nấm. Do đó có thể được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lý tiết niệu. Hoặc một số bệnh nhiễm trùng da phổ biến như herpeѕ ѕimpleх, tình trạng ᴄhốᴄ lở, ᴠiêm da mủ.
Khi trẻ bị tay chân miệng, mụn nước sẽ nổi ngày càng nhiều làm cho phụ huynh lo lắng. Và thường dùng đến biện pháp bôi thuốc xanh methylen. Tuy nhiên, chân tay miệng bôi xanh methylen là không cần thiết. Vì bôi cũng không có tác dụng gì mà lúc khám bác sĩ nhìn lại khó nhận biết mụn nước do gì.
Vậy tay chân miệng bôi thuốc gì? Theo đó, cha mẹ có thể dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm cho trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện các vết loét. Hoặc tổn thương trên niêm mạc miệng, lưỡi, nướu và có thể trên tay và chân. Vết loét thường có dạng tụ điểm, nhỏ, và có thể gây khó chịu, đau rát cho trẻ.
Vết loét thường tự lành mà không cần điều trị đặc biệt. Để chăm sóc vết loét, hãy tuân theo các biện pháp chăm sóc tổng quát như rửa miệng bằng nước muối nhẹ hoặc dung dịch sát khuẩn được chỉ định bởi bác sĩ. Cha mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hoặc chất bôi an toàn và phù hợp để giảm triệu chứng và làm dịu vết loét.
Để chăm sóc vết loét trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng. Hãy tuân theo các biện pháp chăm sóc tổng quát như sau:
Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh tay chân miệng. Do vậy, để phòng ngừa tối đa bệnh, mọi người cần:
– Cho con bú trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh tay chân miệng.
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn. Trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh hay thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt trong khâu vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (nên ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không để trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi của trẻ, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi trẻ bị bệnh, cần cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.