DẤU HIỆU “BỆNH TRĨ NGOẠI NHẸ” ĐỂ SỚM NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ DỄ DÀNG

 

Trĩ ngoại nhẹ là giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại. Lúc này, các triệu chứng và dấu hiệu bệnh chưa được thể hiện rõ rệt. Gây khó khăn trong việc nhận biết. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh trĩ ở giai đoạn này là rất cần thiết. Và quan trọng để phát hiện bệnh sớm và hỗ trợ điều trị cách dễ dàng, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

1. Bệnh trĩ ngoại là gì ?

Trĩ ngoại là tình trạng hình thành búi trĩ dưới lớp da bên ngoài hậu môn. Gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Trĩ ngoại nhẹ là giai đoạn đầu của trĩ ngoại với các biểu hiện cơ bản là khó chịu, ngứa ngáy, gây đau rát ở vùng hậu môn.

Trên thực tế, bệnh trĩ ở giai đoạn này chỉ gây bất tiện cho người bệnh. Còn hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Và nếu người bệnh phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, thoát trĩ nhanh chóng hơn.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại nhẹ

Nếu để ý thì sẽ không quá khó để người bệnh có thể tự nhận thấy mình đang bị trĩ nhẹ. Bởi khi bị trĩ nhẹ. Bởi khi bị trĩ nhẹ sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu và các triệu chứng điển hình sau:

2.1. Tổn thương thực thể

Nhận biết các tổn thương là dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy bạn đang bị trĩ. Nhất là với trĩ ngoại nhẹ thì lại càng dễ dàng phát hiện bệnh hơn.

Ÿ Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ dễ dàng nhận biết hơn trĩ nội. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể nhận thấy các tổn thương thực thể bao gồm: xuất hiện các búi trĩ, lòi nhẹ ra khỏi hậu môn có thể sờ. Hoặc nhìn thấy bằng mắt, đặc biệt trong những lần đi đại tiện.

2.2. Triệu chứng cơ năng

Ÿ Bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được các triệu chứng cơ năng như: cộm, đau nhẹ tại hậu môn do búi trĩ bị chèn ép, vùng hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy và xuất hiện máu khi đi đại tiện. Lượng máu này thường ít, bám lên phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Luôn có cảm giác đau rát trong và sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân là do búi trĩ bị cọ xát và làm vỡ các mạch máu.

3. Khi bị trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ bạn cần làm gì ?

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ nhấn mạnh vào việc giảm áp lực lên mạch máu vùng trực tràng – hậu môn và chỉ dùng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết. Nếu bạn đang có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau :

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ

Táo bón thường xuyên là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh trĩ. Chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ có thể giúp tránh được táo bón, hạn chế tình trạng chèn ép và tổn thương búi trĩ. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, làm tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột để tống phân ra bên ngoài. Việc đại tiện dễ dàng cũng giúp giảm bớt áp lực bên trong các mạch máu sưng phồng và tạo điều kiện để búi trĩ được co lại.

Theo viện dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu chất xơ tối thiểu của người Việt Nam là 18-20g/người/ ngày. Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: rau củ, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc. Một số thực phẩm giàu chất xơ điển hình như: khoai lang, táo, chuối, kiwi, rau mồng tơi,… Tuy nhiên, nên bổ sung chất xơ từ từ và đúng liều lượng khuyến cáo để tránh đầy hơi và khó tiêu.

3.2. Uống nhiều nước

Nước là thành phần thiết yếu đối với sự sống. Việc uống đủ nước không chỉ giúp phòng ngừa táo bón, làm chậm tiến triển bệnh trĩ mà còn có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Chúng ta nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

3.3. Tăng cường vận động

Khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ, bạn cần tăng cường vận động, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Duy trì thói quen vận động không những hỗ trợ nhu động ruột mà còn tăng cường lưu thông máu về tim, giảm áp lực lên mạch máu của búi trĩ nên rất quan trọng trong điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra, các bài tập thể chất cũng giúp làm tăng cường sức khỏe, sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực lên vùng bụng khi mang vác nặng và cải thiện nhiều bệnh lý như: béo phì, đái tháo đường, mỡ máu,…

3.4. Tập thói quen đi vệ sinh hợp lý

Bạn cần xây dựng một thói quen đi vệ sinh phù hợp để giảm cảm giác khó chịu khi đi vệ sinh và tránh bệnh tiến triển nặng hơn:

– Bạn nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác muốn đại tiện. Nếu bạn cố gắng bỏ qua, nước đi trong phân sẽ bị trực tràng hấp thu làm phân trở nên khô cứng, khó đi và dẫn đến táo bón.

– Bạn nên ngâm vùng hậu môn trong nước ấm từ 10-15 phút mỗi ngày.

– Khi đi vệ sinh cần hạn chế rặn mạnh. Tránh ngồi quá lâu trên bồn cầu vì có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch của búi trĩ

– Vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.

3.5. Sử dụng các sản phẩm cải thiện tình trạng bệnh trĩ

Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón, giúp nhuận tràng và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh Trĩ gây khó chịu và phòng ngừa tình trạng bệnh trĩ hiệu quả nhưng vẫn an toàn và lành tính.

BYTRIPRO – Tăng sức bền thành mạch. Giúp phòng ngừa, cải thiện hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.