
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Hệ tiêu hóa là nơi tập trung hơn 70% thành phần của hệ miễn dịch, nên đường tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cho hệ miễn dịch luôn trong tư thế sẵn sàng kích hoạt để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công từ các tác nhân gây hại.
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia thì có khoảng 10% dân số Việt mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống thừa đạm so với khuyến nghị, ít chất xơ, lạm dụng nhiều thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia và nước có gas,… của nhiều người Việt ảnh hưởng không nhỏ tới sự cân bằng của hệ vi khuân đường ruột và gây hại cho hệ tiêu hóa.
Những biểu hiện thường gặp tưởng chừng như đơn giản ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng,… Nhưng nếu kéo dài và không được can thiệp sớm thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, các triệu chứng cơ bản này lại là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng khác ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vì tâm lý chủ quan, nên nhiều người bệnh đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị.
Thông thường, thức ăn khi được phân hủy thành các chất dinh dưỡng và tiêu hóa ở ruột non, phần cặn bã được đẩy xuống ruột già. Trường hợp người bệnh kém hấp thu, thì một lượng lớn carbohydrate, chất béo hoặc protein chưa được tiêu hóa hết. Vi khuẩn trong đường ruột phân hủy các chất này, giải phóng khí, gây tích tụ khí trong dạ dày – ruột, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng.
Một số trường hợp người bệnh có kèm theo cảm giác đau thắt ở bụng, xì hơi, sôi bụng. Tình trạng này xảy ra do thói quen ít vận động, khiến hệ tiêu hóa chậm lại, gây khó tiêu hay tiêu thụ nhiều đồ uống có gas. Mắc các bệnh về đường ruột như: giảm nhu động ruột, chứng khó tiêu chức năng, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)… cũng gây ra tình trạng này.
Thức ăn không tiêu hóa được trong đường tiêu hóa cũng thường gây nên tiêu chảy. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, sủi bọt,… người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như: đau bụng, chuột rút khi bị tiêu chảy. Ở những người đang gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo, phân sẽ có váng mỡ hoặc kèm theo nhầy máu và tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Khi nấm men, nhiễm trùng hoặc vi khuẩn xấu xuất hiện nhiều trong hệ tiêu hóa, người bệnh có thể bị hơi thở hôi và kèm theo vị chua trong miệng. Hơi thở hôi do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là vấn đề về răng miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày, ruột, đặc biệt là những trường hợp bị trào ngược dạ dày – thực quản, thì đây chính là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc phải tiểu đường, có vấn đề về gan, thận,… thì cũng dẫn tới việc khoang miệng có mùi do sự phân hủy mỡ.
Táo bón là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa trên thế giới, chiếm 17% tỷ lệ dân số trên toàn cầu. Trong đó, chỉ 12% số người có thể tự xác định được bệnh. Thông thường, táo bón liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, táo bón cũng có thể do những nguyên nhân bệnh lý gây nên như: nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn,….
Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như: Mắc các bệnh về thần kinh (đột quỵ, chấn thương đầu, tủy sống, Parkinson,…), các vấn đề về tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu,…), rối loạn nội tiết (tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường), bệnh về tuyến giáp (cường – suy giáp), bệnh về mô liên kết (xơ cứng bì, lupus), nhiễm độc chì nặng cũng gây nên táo bón.
Do sự suy thoái dần của hệ tiêu hóa, giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn từ đoạn ruột trên xuống đoạn dưới chậm hơn, nên nhiều người thường không có cảm giác đói khi đến bữa ăn, dẫn đến tình trạng bỏ bữa. Tuy nhiên, nó vẫn còn những nguyên nhân khác thuộc bệnh lý đường tiêu hóa: rối loạn chuyển hóa nội tiết, tiểu đường,.. cũng gây cảm giác mất ngon miệng.
Đây là biểu hiện đặc trưng nhất khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Tình trạng nôn, buồn nôn sau khi ăn có thể do ngộ độc, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột thừa, tắc nghẽn đường ruột,…
Việc giảm cân không chủ ý là một triệu chứng phổ biến của hội chứng kém hấp thu. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cơ thể tiêu hóa carbohydrate, chất béo, protein,… Vì thế cho dù có ăn đủ số lượng calo, nhưng thức ăn đi qua đường tiêu hóa lại không được hấp thu khiến cho cơ thể không nhận được đủ lượng calo cần thiết. Giảm cân không chủ ý còn thường do các bệnh lý ảnh hưởng đến việc kém hấp thu nhiều chất dinh dưỡng như: bệnh celiac, viêm tụy,….
Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, hệ thống thần kinh ruột còn chứa chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Người gặp vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản, chứng khó tiêu chức năng,… có thể gây mất ngủ kéo dài.
Rối loạn tiêu hóa còn do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, nhiễm khuẩn đường ruột hay ợ nóng ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng ở người bị viêm loét dạ dày – tá tràng,… điều này làm giảm đi chất lượng giấc ngủ.
Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tình trạng chảy máu trong đường tiêu hóa, có thể do: bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm ruột hoặc polyd đại tràng, viêm túi thừa đại tràng, ung thư đại trực tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa do các nguyên nhân khác.
Lựa chọn những thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cho hệ tiêu hóa là việc mà bạn cần làm đầu tiên. Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu trong bữa ăn hàng ngày. Nên bổ sung đặc biệt là trái cây giàu chất xơ, rau củ và các loại hạt, sữa chua.
Điều quan trọng nhất là cần nhai kĩ, việc nhai giúp nghiền nhỏ thức ăn và nghỉ ngơi sau khi ăn để cơ thể có thời gian cho việc tiêu hóa trước khi hoạt động trở lại. Hình thành thói quen ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày.
Vận động sẽ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh những chất kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm đường ruột và nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.
Thiếu nước sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động thường ngày của hệ tiêu hóa, vì vậy nên bổ sung từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan cũng là một cách hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Một số cách giúp bạn giảm căng thẳng như: tập hít thở sâu, nghe nhạc, đi dạo, tập yoga,…
Việc bạn chọn lựa những sản phẩm từ thảo dược, giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề cho hệ tiêu hóa, cũng là một cách giúp giảm gánh nặng cho cơ thể, cũng như giảm đi các biến chứng trầm trọng khi bệnh lý chuyển biến nặng hơn.
BYTRIPRO – Hỗ trợ nhuận tràng, giảm táo bón và giảm đi nguy cơ bị Trĩ
BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng hỗ trợ:
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.