Mặc dù bệnh đau khớp vai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm hoạt động, lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau khớp vai thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Người bệnh thường bị đau khớp vai phải hoặc đau khớp vai trái, ít khi đau 2 vai cùng một lúc. Tuy nhiên, đau bên vai phải diễn ra phổ biến hơn đau bên vai trái.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai

Theo nhiều chuyên gia, bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp vai. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường do thói quen sinh hoạt, vận động, yếu tố nghề nghiệp và tập luyện của mỗi người. Ngoài ra, cũng không loại bỏ khả năng đau khớp bả vai do mắc các bệnh lý về xương khớp hoặc các hệ quả sau chấn thương để lại. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau khớp vai thường gặp.

Hoạt động làm việc quá sức:

Khi hoạt động, vận động quá sức nhiều thường sẽ dẫn đến chấn thương mà người bệnh không hề biết, có nguy cơ dẫn đến đau khớp vai, trật khớp, gãy xương bả vai, rách sụn,…

Thoái hóa khớp, viêm khớp:

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn đau ở cột sống, lưng, gối và bả vai.

Ảnh hưởng từ các bộ phận khác:

Đôi khi bị đau khớp bả vai do ảnh hưởng trực tiếp từ các bộ phận xung quanh như cột sống cổ ở cổ, tay, cột sống,…

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh đau khớp vai 

Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từng cơn với cường độ đau từ nhẹ đến khó chịu, cao nhất là đau nhức dẫn đến tình trạng không cử động được ở vùng vai phải.

Đau nhức mức độ nhẹ ở vai phải

Với triệu chứng này thường là lúc bệnh còn khá nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn mới ngủ dậy hoặc có thể bị cứng khớp một lúc. Đa số những triệu chứng này sẽ hết sau vài phút hoặc khi xoa bóp lại có thể bình phục.

Ngoài ra, đối với những đối tượng làm việc văn phòng, ngồi cố định một chỗ lâu còn có triệu chứng mỏi vai gáy, nhức lưng kèm theo triệu chứng đau khớp bả vai phải. Trong trường hợp bệnh kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến biểu hiện khó di chuyển cánh tay phải, đau nhói khi cử động.

Đau nhức vai phải mức độ năng khi cử động

Lúc này cơn đau ở bả vai phải không còn đau thoáng qua, thay vào đó là triệu chứng đau rõ ràng hơn khi bóp vào hoặc cử động cánh tay hoặc toàn bộ cơ thể. Cơn đau nhức sẽ bắt đầu lan tỏa từ bả vai phải đến toàn bộ khu vực bộ phận xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời còn kèm theo các triệu chứng khác như: Lệch vai, sưng tấy, teo cơ, biến dạng khớp vai phải,…

Điều trị đau khớp vai như thế nào?

Đa số người bệnh được bác sĩ chỉ định theo một trong các phương pháp dưới đây. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị  đau khớp vai. Cụ thể:

  • Phương pháp phục hồi chức năng khớp vai bằng các bài tập vận động, xoa bóp, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn….
  • Tiêm thuốc corticoid tại chỗ: Thường được chỉ định trong một số trường hợp như viêm điểm bám gân cơ nhị đầu, gân trên gai, mỏm cùng vai… nhưng phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa khớp, người bệnh không tự ý áp dụng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol hoặc giảm đau chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, meloxicam); thuốc giãn cơ; thuốc bổ thần kinh, an thần…
  • Phẫu thuật: Các biện pháp phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị đau khớp vai bao gồm phẫu thuật nội soi khâu nối gân cơ trên gai, phẫu thuật nội soi bóc dính bao khớp, phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ … Việc thực hiện phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

Đau khớp vai rất phổ biến và thường gặp, có thể liên quan đến các tổn thương nặng và gây hậu quả nặng nề về mất chức năng vận động khớp vai. Biến chứng nặng nề hơn do sự chủ quan và quan tâm chưa đúng mực ở nhiều người bệnh. Khám và điều trị sớm khi bị đau khớp vai sẽ giúp tăng khả năng hồi phục và khỏi hoàn toàn cho người bệnh.

Nguồn: Tổng hợp