Đột quỵ não chia thành 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não

  • Nhồi máu não (chiếm 85%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu. Thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não. Khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi. Ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.
  • Xuất huyết não (chiếm 15%): Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ. Kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não. Phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não. Hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ não. Tuy nhiên đây là căn bệnh thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu. Những người bị béo phì nhưng lại ít vận động. Hay những người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá.
  • Trước đây, đột quỵ thường xuyên xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên ngày ngay đã có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Và con số này đang có xu hướng gia tăng báo động. Đặc biệt thường xuyên gặp đối với những người lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Bệnh đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức… Nhưng chúng ta chỉ cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%. Đó là dấu hiệu F.A.S.T

  • Liệt mặt ( Face ): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ
  • Yếu, liệt tay (Arm ) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại
  • Rối loạn ngôn ngữ ( Speech ): Đột ngột rối loạn lời nói. Không nói được hoặc lời nói không rõ… so với lúc bình thường
  • Thời điểm phát bệnh ( Time ): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay, tuy nhiên cần lưu ý thời điểm phát bệnh để nói với nhân viên y tế.

Đột quỵ có nguy hiểm không?

  • Với những người bị đột quỵ não, sẽ làm cho phần não bị thiếu oxy, dẫn đến tế báo não bị chết sau vài phút. Sau khi xảy ra đột quỵ não, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm cho người bệnh già đi khoảng 3 tuần tuổi. Do đó khi người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất ở đây chính là “ tái tưới máu” cho não càng sớm càng tốt.
  • Người bị bệnh đột quỵ não có thể bị tê liệt, hôn mê và nguy hiểm hơn là tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không chỉ là nguyên nhân gây nên tử vong hàng đầu mà nó còn gây ra tình trạng tàn phế cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Phòng tránh đột quỵ não như thế nào?

  • Mặc dù đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong và tàn phế cao, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh này xảy ra.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực: Không làm dụng bia rượu, không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục hàng ngày để tránh tình trạng béo phì, không nên căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn quá mặn và quá nhiều mỡ động vật.
  • Kiêm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý về tim mạch… bằng cách đo huyết áp hàng ngày, có cách kiểm soát tốt lượng mỡ và lượng đường trong máu.
  • Cách tốt nhất để có thể nắm bắt rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân chính là khám định kì sức khoẻ cá nhân 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần để có thể phòng ngừa kịp thời các căn bệnh có thể xảy ra.