ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ VÀ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ ĐIỂN HÌNH

 

Đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ. Con số này đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên giới trẻ hiện nay lại chưa đủ quan tâm và phòng bệnh đúng mực. Đặc biệt, chưa nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ. Hay tai biến để kịp thời xử trí và cấp cứu.

I. Đột quỵ ở người trẻ là gì ?

Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ do xuất huyết não. Hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 60 tuổi). Thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng được trẻ hóa dần lên.

Theo các thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp bị đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm. Với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Trên thế giới, thông tin từ Hội đột quỵ thế giới 2022 cho biết. Mỗi năm có đến 16% các đối tượng bị đột quỵ mới chỉ trong độ tuổi 15-49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới). Theo đó, trong 6,5 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ mỗi năm thì có đến 6% là người trẻ.

Có thể thấy, dù nguy cơ đột quỵ sẽ tăng cao khi chúng ta già đi. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ tuổi sẽ không có nguy cơ bị đột quỵ. Bất kể ai, dù già hay trẻ, đều có thể bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

II. Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

1. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Theo các cuộc khảo sát thực tế cho thấy, người trẻ tuổi có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thực phẩm được chế biến sẵn,… Ở những người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu não. Và các bệnh lý về não bộ khác.

2. Béo phì, lười vận động

Ngồi máy tính nhiều giờ đồng hồ, lười vận động, ít tập thể dục,… Chính là những nguyên nhân khiến cho tình trạng đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Càng ít vận động, nguy cơ thừa cân, béo phì càng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có chỉ số khối cơ thể BMI > 30 và chỉ số vòng eo trên 80cm. Sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

3. Tăng huyết áp

Thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn các loại thức ăn đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối làm gia tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.

4. Đái tháo đường

Đái tháo đường (tiểu đường) sẽ gây tổn thương tế bào nội mạc, từ đó khiến các phân tử mỡ chui qua lớp nội mạc vào trong một cách dễ dàng, hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch. Do đó, người trẻ nếu không ăn uống lành mạnh, thường xuyên ăn ngọt và có nguy cơ bị đái tháo đường thì nguy cơ bị đột quỵ cũng sẽ cao hơn.

5. Sử dụng chất kích thích

Một trong những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi phổ biến nhất đó chính là sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là uống rượu bia và các loại thức uống có cồn. Do đặc tính công việc cần xã giao, mở rộng mối quan hệ, cũng như thường xuyên tham gia các buổi tiệc tùng, giới trẻ thường xuyên phải uống nhiều rượu bia, làm tăng nguy cơ chảy máu não dẫn đến đột quỵ.

6. Sử dụng thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ tương đối an toàn với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều cao, không đúng chỉ định của bác sĩ thì các loại thuốc tránh thai có chứa estrogen, sẽ làm tăng huyết áp và tăng khả năng đông máu, từ đó gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, vượt quá liều cho phép chính là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ hiện nay.

7. Bệnh lý dị dạng mạch máu

Dị dạng mạch máu não là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi tương đối phổ biến và có thể để lại những di chứng nặng nề khi không kịp phát hiện và điều trị. Mạch máu não phát triển bất thường sẽ tạo thành các túi phình, gây nên tình trạng đột quỵ, xuất huyết não hoặc làm hẹp mạch máu não, gây nhồi máu não.

8. Hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ, do trong thuốc có hơn 7000 chất độc hóa học. Các chất độc này khi đi vào trong máu sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.

III. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Các dấu hiệu tai biến ở người trẻ thường gặp:

  • Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó phát âm. Người bệnh còn thậm chí không nói được những câu đơn giản.
  • Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà không phải ai cũng gặp.
  • Bị yếu, liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên.
  • Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc.
  • Mất thị lực, mờ mắt,hoa mắt, không nhìn rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ.

IV. Biến chứng đột quỵ

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ nói riêng cũng như di chứng đột quỵ nói chung vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp phải kể đến:

Ÿ Co cứng chi, liệt tay, chân hoặc có thể liệt nửa người, liệt cả hai tay và hai chân.

Ÿ Suy giảm khả năng vận động, không thể đi lại như bình thường.

Ÿ Rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn

Ÿ Gặp khó khăn khi tiêu thụ thức ăn

Ÿ Phù não, ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não.

Ÿ Viêm phổi gây khó thở, ho có đờm, ớn lạnh, sốt,…

Ÿ Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu

Ÿ Động kinh, co giật

Ÿ Huyết khối tĩnh mạch sâu

Ÿ Trầm cảm, lo lắng quá mức, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày.

Nặng nề hơn, người trẻ bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sống đời sống thực vật vĩnh viễn, tốn nhiều chi phí điều trị và tạo áp lực cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp tử vong vì không được điều trị kịp thời.

V. Cách phòng ngừa đột quỵ

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là vấn đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh các ca đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa như hiện nay. Điều quan trọng hơn hết chính là duy trì lối sống khoa học:

Nên hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ;

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài;

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas;

Không sử dụng các chất kích thích;

Thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, giúp tuần hoàn máu não ổn định và phòng ngừa được tai biến mạch máu não (đột quỵ).

Khám và điều trị, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 – Giúp tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.