Táo bón là chứng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, nếu để kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nổi mụn nhọt thậm chí có thể tắc ruột… Chứng táo bón cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nếu bạn chỉ tập trung vào điều trị bằng thuốc mà quên đi việc thay đổi chế độ ăn uống mỗi ngày thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho táo bón cứ mãi “đeo bám” dai dẳng.
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị táo bón
Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị táo bón là nên ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh táo bón. Và tránh nạp vào cơ thể những thức ăn có khả năng gây táo bón, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Thêm vào đó, ăn uống lành mạnh cũng góp phần tạo dựng một thể trạng khỏe mạnh, giúp cơ thể có đủ sức chống lại bệnh tật.
2. Vậy táo bón thì nên ăn gì ?
Táo bón nên ăn uống gì, ăn gì để tiêu hóa dễ dàng có lẽ là thắc mắc của không ít người bệnh. Trong thực đơn của người bị táo bón nên có những loại thực phẩm sau đây:
Các loại rau xanh
Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố gây táo bón. Bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn sẽ giúp tăng nhu động đại tràng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Rau mồng tơi: Đây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn, chứa nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất, có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài hỗ trợ trị táo bón, rau mồng tơi còn giúp làm lành vết nứt hậu môn, thanh nhiệt, giải độc.
Rau má: Một loại rau không thể bỏ qua khi điều trị táo bón là rau má. Bạn có thể uống nước rau má hoặc dùng rau má tươi với giấm và mè đen như một loại salad.
Rau diếp cá: Rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi hơi tanh. Bài thuốc dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá khá phổ biến. Bạn có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc uống nước cốt.
Cải bruxen: Cải tí hon bruxen có chứa hàm lượng acid folic, vitamin K, vitamin A, canxi, giàu chất xơ. Loại rau này sẽ làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Bạn có thể chế biến cải bruxen có nhiều cách chế biến như luộc, nấu, xào.
Các loại củ
Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: magie, protid, lipip, canxi, gluxid, vitamin B, C,… Theo dân gian, khoai lang có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị nhuận tràng, thông tiện.
Củ cải: Củ cải chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao, làm tăng khối lượng phân, giúp thải các chất cặn bã ra khỏi ruột già. Ăn củ cải còn giúp tăng cường tiết dịch tiêu hóa và dịch mật.
Cà rốt: Cà rốt là loại thực phẩm tốt cho trẻ em bị táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cà rốt vì ăn nhiều sẽ khiến da bé bị vàng.
9 loại trái cây dành cho người bị táo bón
Hoa quả sẽ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên táo bón nên ăn trái cây gì thì không phải cũng biết. Sau đây là danh sách các loại trái cây tốt cho người bị táo bón.
Táo: Loại quả đầu tiên nên có trong thực đơn của người bị táo bón là táo. Trong một quả táo có chứa đến 4,4g chất xơ. Khi vào cơ thể, táo có tác dụng hút nước vào ruột kết, giúp phân mềm hơn.
Chuối: Chuối là một loại quả phù hợp cho cả trẻ em bị táo bón, người lớn bị táo bón và người già bị táo bón. Trong 100g chuối có khoảng 3,7g chất xơ hòa tan. Lượng chất xơ này có tác dụng làm mềm phân, tăng khả năng đào thải cặn bã trong ruột ra ngoài
Bơ: Bơ là loại quả tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa. Trong bơ chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Kiwi: Thời gian gần đây, kiwi đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Loại quả này chứa các loại vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong kiwi còn chứa một loại enzyme kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Lê: Theo đông y, lê có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, giảm ho, tiêu độc, nhuận trường,… Trong mỗi quả lê chứa khoảng 5,5g chất xơ. Đường trong lê còn giúp kích thích nhu động ruột, giúp dồn nén, đào thải phân xuống trực tràng.
Chanh: Nước chanh giúp làm sạch ruột, để việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người mắc các bệnh lý về dạ dày nên cân nhắc khi uống nước chanh.
Đu dủ: Đu đủ cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, chứa nhiều enzym tiêu hóa papain. Đây là loại trái cây tốt cho người bị táo bón.
Quả mơ: Mơ chứa hàm lượng chất xơ cao, vitamin A, C, kali,… Loại quả này giúp điều trị và phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Mận khô: Trong mận khô có chứa chất xơ không hòa tan cellulose có tác dụng tăng lượng nước trong phân. Thêm vào đó, các hợp chất phenolic trong loại quả này cũng kích thích lợi khuẩn đường ruột, nhuận tràng hiệu quả.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, mè đen,… có chứa tỷ lệ xơ cao. Lưu ý là các loại ngũ cốc này cần được chế biến thành các món ăn dễ tiêu như chè, cháo.
Hạt chia: Hạt chia chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, chất chống oxy hóa, chất xơ, omega-3, vitamin. Ăn hạt chia giúp làm mềm phân để việc đào thải phân trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hạt chia hỗ trợ làm bền thành mạch, giảm sưng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Hạt mè đen : Mè đen có nhiều dầu béo giúp nhuận tràng, thông đại tiện. Bạn có thể nấu cháo, nấu chè từ loại hạt này.
Hạt đậu đỏ: Loại hạt này giúp cầm máu và tăng nhu động ruột.
Sữa chua
Sữa chua chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trẻ em bị táo bón nên ăn gì. Bởi sữa chua kích thích tiêu hóa, dễ ăn, ngon miệng. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, tạo cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột.
Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người lớn bị táo bón. Bên cạnh đó, sữa chua còn tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe.
Triselan là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành phần của một bài thuốc trị trĩ bao gồm: Diếp cá, Hòe hoa, Kim ngân hoa, Sinh địa, Bồ công anh, Trắc bách diệp, Mè đen, Hoàng cầm, Hoàng liên, Thăng ma, Chỉ xác, Đương quy, Cam thảo,….
Có tác dụng:
Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ
Giúp tăng cường chức năng đường tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm và phòng ngừa táo bón.
Cách dùng:
Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên, dùng trong 10 ngày đầu
Sau đó giảm ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên trong 5 ngày tiếp theo
Dùng duy trì ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên sau khi ăn.