“Mất trí nhớ tạm thời” khi đi thi là có thật

Không chỉ các em học sinh, tình trạng “quên bất ngờ” cũng thường xảy ra ở người trưởng thành khi đi làm hoặc trong cuộc sống. Nhiều người hay rơi vào tình cảnh chỉ vừa ra khỏi phòng đã quên mất ý định mình muốn làm gì, hay vừa để tập tài liệu, khóa xe, túi xách đâu đó đã quên ngay…

Các nhà khoa học gọi đó là tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” hay “mất trí nhớ ngắn hạn”. Biểu hiện là trong vòng 24 giờ chúng ta không thể nhớ các thông tin mà mình đã tiếp nhận, ghi nhớ trước đó, đôi khi chỉ cách vài ngày, vài giờ.

Nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất trí nhớ tạm thời là do bộ não làm việc quá tải, căng thẳng, như áp lực thi cử, công việc… Đặc biệt với các em học sinh, vào mùa thi, các em thường phải “căng não” để ghi nhớ một lượng kiến thức lớn hay với những người cần giải quyết một lúc nhiều công việc, trong khi “sức đề kháng” của não không được bảo vệ một cách phù hợp, đúng mức.

Nhiều trường hợp học sinh đến lúc làm bài thi bỗng quên hết kiến thức mới ôn tập hôm trước, đó là tình trạng não “mất trí nhớ tạm thời”

Các nhà khoa học giải thích, những căng thẳng tác động từ bên ngoài (như kỳ vọng, thúc ép của phụ huynh) và cả áp lực, căng thẳng từ chính bản thân người trong cuộc, khiến não bộ rơi vào trạng thái bị ức chế. Khi đó, gốc tự do – thủ phạm tấn công hệ thống mạch máu não và tế bào thần kinh – sinh sôi nhanh chóng, tấn công làm chết tế bào thần kinh nhanh hơn và nhiều hơn.

Nghiên cứu cho thấy ví dụ trong giai đoạn ôn thi hay làm việc căng thẳng, ước tính mỗi ngày có trên 3000 tế bào thần kinh bị chết  đi. Những tế bào này thường nằm trong vùng não có liên quan đến việc hình thành ký ức mới, dẫn đến tình trạng kiến thức mới tiếp nhận bị “quên sạch” hoặc “rơi rụng” một phần.

Các gốc tự do đồng thời còn tấn công mạch máu ở não, ngăn cản dòng máu lưu thông lên não, khiến não bị thiếu máu, không nhận đủ chất dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết nên hoạt động kém hiệu quả. Biểu hiện ở những cơn chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung, khó khăn khi tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, khiến chúng ta học hoài không nhớ, nhớ trước quên sau hoặc quên ngay sau khi đã thuộc.

Cách giúp não tỉnh táo, ghi nhớ lâu

Từ việc xác định thủ phạm khiến não kém tập trung, giảm ghi nhớ (cả ngắn hạn lẫn dài hạn) là do gốc tự do tấn công hệ thống mạch máu và tế bào thân kinh, các nhà khoa học Mỹ gần đây đã tìm ra giải pháp trúng đích giúp não tỉnh táo, nhớ lâu.

Qua nhiều công trình nghiên cứu, 2 hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene tinh chiết từ trái Blueberry, được chứng minh có khả năng chống gốc tự do hiệu quả, đặc biệt ở não. Cụ thể, Anthocyanin và Pterostilbene có khả năng vượt qua hàng rào máu não, vô hiệu hóa gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, cải thiện hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ ngắn hạn cho những đối tượng chịu nhiều áp lực từ thi cử, công việc.

Các nhà hoa học khẳng định, mỗi người chúng ta chỉ mới sử dụng 5 – 10% tiềm năng ghi nhớ của não. Do đó, không phải do “bộ nhớ bị đầy” khiến não không thể tiếp nhận thêm kiến thức mà do sức khỏe của não – cụ thể là của các tế bào thần kinh – đang gặp vấn đề. Việc chăm sóc sức khỏe, sức đề kháng cho não là rất cần thiết, như bổ sung tinh chất bổ não từ bên trong Anthocyanin và Pterostilbene từ Blueberry. Bên cạnh đó, để não khỏe mạnh chúng ta cần ngủ đủ giấc, tăng cường thể dục thể thao, không sử dụng chất kích thích có hại cho trí nhớ như bia, rượu, thuốc lá…