• Cuộc sống nhiều áp lực, lo toan, môi trường sống ô nhiễm và các hệ lụy khác “thúc đẩy” chứng đau đầu xuất hiện ngày càng phổ biến hơn. Thống kê gần đây tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh cho thấy, số người đến khám vì đau đầu thường chiếm tỷ lệ lớn với hơn 60% tổng số bệnh nhân, chủ yếu là công chức, nhân viên văn phòng. Đáng chú ý, học sinh – sinh viên bị đau đầu cũng có xu hướng gia tăng.
  • Đau đầu do căn nguyên thực thể chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 10% (thường do u não, viêm não..) còn lại là đau đầu do cơ năng (môi trường, căng thẳng, mất ngủ…) chiếm đến 90% với hai dạng thường gặp nhất là chứng đau nửa đầu, đau đầu căng thẳng và dạng đau đầu phối hợp cả hai loại này.
  • Đau đầu được biết đến là một trong những triệu chứng bệnh tật phổ biến nhất. Tuy nhiên, cũng chính vì lý do này cộng thêm tính chất âm ỉ, không cấp tính mà người bệnh thường có tâm lý chủ quan, coi nhẹ tình trạng này, trừ số ít trường hợp đau đầu kéo dài 2 – 3 tuần không đỡ hoặc đau đầu dữ dội. Do đó, đau đầu thường tiến triển nặng, kéo dài trên 6 tháng hoặc hơn 2 năm.
  • Ngoài ra, không ít người bệnh thường để cơn đau tự hết hoặc mua thuốc giảm đau “hòa hoãn”. Điều này khiến những cơn đau đầu cấp thường xuyên tái diễn và dần trở thành mãn tính, khó cải thiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

 

Đột quỵ “chực chờ” người bị đau đầu

  • Nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học chỉ ra, gốc tự do tăng sinh liên tục do quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động từ hệ lụy của cuộc sống hiện đại là một trong những nguyên nhân quan trọng khởi phát đau đầu, đau nửa đầu. Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi lượng máu lên não ít, não phản ứng lại bằng cách gây ra cảm giác đau.
  • Bên cạnh đó, các gốc tự do “phối hợp” cùng các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm khởi phát quá trình viêm và sản sinh các chất gây giãn mạch. Tình trạng này khi xảy ra quá mức sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu.
  • Tình trạng đau đầu, đau nửa đầu không chỉ gây rối nhiễu cuộc sống mà còn là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm, suy thoái võng mạc, mù, đặc biệt là đột quỵ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu.
  • Điều này là do khi cơn đau đầu, đau nửa đầu xuất hiện, mạch máu co lại dẫn đến giảm lưu lượng máu. Quá trình này cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự biến đổi trong máu, hình thành cục huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Những đối tượng có nguy cơ cao như bị xơ vữa động mạch, mất ngủ thì đột quỵ do đau nửa đầu càng dễ dàng xảy ra hơn.
  • Đồng thời, khi phải chịu đựng cơn đau đầu, cơ thể càng dễ bị tác động tiêu cực bởi stress, căng thẳng, mất ngủ…Vòng luẩn quẩn này càng khiến các gốc tự do tăng sinh nhiều hơn, nguy cơ đau đầu kéo dài và đột quỵ dễ dàng “gõ cửa”.

Chế độ chăm sóc chuyên biệt cải thiện đau đầu

Đau đầu có thể cảnh báo các vấn đề về tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Việc chữa trị thường hướng đến chữa triệu chứng và điều trị dự phòng. Việc kiểm soát đau tái phát thường không dễ dàng. Do vậy mỗi người nên chủ động phòng tránh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, vui vẻ. Nếu đầu vẫn đau kéo dài, người bệnh nên đi khám để được hỗ trợ y tế tốt nhất.

  • Giảm thiểu căng thẳng tinh thần. Nên thư giãn khi cảm thấy stress.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc. Sau khoảng 25 phút làm việc nên thư giãn 30 giây.
  • Tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, thức uống giàu cafein, thuốc lá, rượu, bia…
  • Đi khám định kỳ nhằm kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt nhất.