LƯỜI VẬN ĐỘNG : CẢNH BÁO NGUY CƠ BỆNH TRĨ

 

Những người làm các công việc yêu cầu phải ngồi nhiều sẽ khiến cơ thể có thói quen lười vận động. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ. Chỉ cần tăng cường tập thể dục và vận động mỗi ngày, bạn sẽ phòng ngừa được bệnh trĩ hiệu quả.

1. Bệnh Trĩ là gì ?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Mà là bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn. Và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của hậu môn.

Máu sẽ được lưu thông từ tim đi theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn. Rồi tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Khi máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết. Cộng thêm máu ở động mạch vẫn được đưa đến, sẽ bị dồn ứ. Làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng dần đi, lâu dần sa xuống tạo thành búi trĩ. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi kết hợp với việc rặn gắng sức.

Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

2. Bệnh trĩ có mấy loại ?

Trĩ chủ yếu có hai loại :

Trĩ ngoại: búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược hay còn gọi là đường hậu môn – trực tràng. Được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc. Và lớp biểu mô chuyển tiếp.

3. Cách phân độ của bệnh trĩ

Bệnh trĩ được phân cấp độ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa búi trĩ.

Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong hậu môn

Trĩ độ 2: Khi rặn đi cầu, búi trĩ lòi ít ra ngoài và tự thụt vào trong lúc bạn đứng dậy sau khi đi cầu xong.

Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng. Cần nằm nghỉ một lúc, búi trĩ mới tụt vào hoặc có thể dùng tay để đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài ống hậu môn.

4. Các dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

  • Chảy máu không đau trong quá trình đi đại tiện là triệu chứng điển hình và sớm nhất. Khi mới bị trĩ, bạn có thể chỉ thấy một chút máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia, nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Cảm thấy ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Đây cũng được xem là triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh trĩ. Tùy vào mức độ sa trĩ mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì không gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi vệ sinh, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên sẽ gây khó chịu.
  • Các triệu chứng đau hoặc khó chịu, từ đau ít đến đau rất nhiều do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn.
  • Một khối có thể là huyết khối tại búi trĩ, nhô lên gần hậu môn, gây đau hoặc rát.

5. Lười vận động làm tăng nguy cơ bị trĩ

Theo nghiên cứu, tỷ lệ những người bị trĩ có thói quen lười vận động lên đến hơn 70% và nguy cơ bị trĩ ở những người này cao gần gấp 2 lần.

Các đối tượng thường có nguy cơ bị bệnh trĩ bao gồm: nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may mặc,… vì phải thường xuyên ngồi lâu một chỗ. Thói quen ngồi nhiều, lười vận động sẽ làm gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn, trực tràng,… khiến cho các tĩnh mạch bị giãn nở dần ra và hình thành nên các búi trĩ.

Cũng có một bộ phận những người ngồi nhiều không phải do đặc tính nghề nghiệp mà chỉ vì do thói quen cũng đang tạo điều kiện để bệnh trĩ xuất hiện.

6. Tăng cường vận động, phòng ngừa bệnh trĩ

Việc vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh trĩ.

Ở bệnh trĩ cấp độ nhẹ, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông máu ở vùng hậu môn và làm giảm đi sự lắng đọng và tích tụ màu ở vùng búi trĩ, ngăn mất máu và là biện pháp chữa trị tại nhà hiệu quả.

Để phòng ngừa bệnh trĩ cho dân văn phòng, điều quan trọng là cần thay đổi thói quen lười vận động và ngồi nhiều.

Mọi người nên xây dựng một thời khóa biểu cho việc hoạt động thể lực để phòng ngừa táo bón hiệu quả.

BYTRIPROGiúp nhuận tràng an toàn, cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.