Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Một giấc ngủ ngon sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng ngược lại, tình trạng mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt và kém tập trung vào hôm sau. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thì đây có thể còn là dấu hiệu của những bệnh lý khác và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng khác nhau như: khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù chưa ngủ đủ giấc và rất khó hoặc không thể quay lại giấc ngủ bình thường. Người bị mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng chính:
Có nhiều dạng mất ngủ khác nhau. Trong đó, điển hình nhất có thể kể đến :
Mất ngủ ban đêm
Người bị bệnh mất ngủ ban đêm sẽ có triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc. Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc.
Mất ngủ kéo dài/ mất ngủ kinh niên
Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài và trở thành tình trạng mất ngủ kinh niên, dẫn đến nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Việc điều trị chứng mất ngủ kéo dài cũng sẽ khó khăn hơn nhiều so với những loại khác.
Mất ngủ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh hay bị mất ngủ do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác đau ở vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn), mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm con nên bị rối loạn giấc ngủ hay tình trạng trầm cảm sau sinh,….
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày (là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày mạn tính) và cả việc ngủ quá nhiều nhưng không cảm thấy đủ, rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể do cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngáy và ngưng thở lúc ngủ, mộng du và nghiến răng,…
Hiện tượng mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Bệnh dị ứng
Bệnh viêm khớp
Bệnh tim mạch
Các vấn đề về tuyến giáp
Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh sẽ là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến cho phụ nữ ngủ không còn ngon giấc như trước.
Các bệnh lý về tâm thần
Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,…)
Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý,…. đây là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.
Thay đổi nhịp sinh học: Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.
Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như: bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,… người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ít hoạt động thể chất hoặc hoạt động xã hội: Không hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm:
Có thể thấy, tình trạng mất ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn bao gồm:
Một số biện pháp chữa mất ngủ tại nhà bạn có thể áp dụng bao gồm:
Chọn lựa sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định tinh thần, cải thiện giấc ngủ có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính cũng là một cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 – Giải pháp giúp ổn định thần kinh, cải thiện mất ngủ hiệu quả.
Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.