NHU CẦU NƯỚC CHO CƠ THỂ THEO ĐỘ TUỔI

Nhu cầu tiêu thụ nước hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe, sự vận động. Và theo đô tuổi, giới tính, quá trình mang thai hay dựa vào nhu cầu, cũng như chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể cân nhắc lượng nước phù hợp để nạp vào cơ thể khác nhau.

1. Nước có vai trò gì đối với cơ thể

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, từ tế bào, mô, cơ quan…. Đều cần có nước để có thể hoạt động bình thường như:

  • Các chất thải được loại bỏ 1 một phần qua nước tiểu và mồ hôi
  • Nước duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định
  • Bảo vệ các mô nhạy cảm và bôi trơn các khớp
  • Khi mắc tiêu chảy hoặc sốt nếu không bổ sung nước đầy đủ. Có thể dẫn đến tình trạng mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, nước còn giúp giải quyết một số vấn đề sức khỏe như:

  • Giảm tình trạng táo bón: Tăng lượng nước uống hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. Mà táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thói quen uống nhiều nước. Sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh: ung thư bàng quang, ung thư đại tràng, giảm nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi bàng quang.
  • Giúp tăng tính đàn hồi của da và giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá.

2. Lượng nước dung nạp vào cơ thể theo từng độ tuổi.

Theo các chuyên gia, ở mỗi độ tuổi, lượng nước cần nạp vào cơ thể khác nhau. Việc uống nước không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta.

Theo NDTV Food, dưới đây là lượng nước cần thiết cần nạp vào cơ thể theo mỗi độ tuổi. Để phát huy tối đa lợi ích của nước khi đưa vào cơ thể.

  • Giai đoạn từ 4 – 8 tuổi: khoảng 1,2 lít/ ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống phù hợp
  • Giai đoạn từ 9 – 13 tuổi: khoảng 1,6 – 1,9 lít/ ngày, cùng với chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống
  • Giai đoạn 14 – 18 tuổi: khoảng 1,9 – 2,6 lít/ ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống
  • Giai đoạn từ 19 – 64 tuổi: khoảng 2 – 3 lít/ ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên ở độ tuổi này, lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động, cân nặng, thời tiết.
  • Giai đoạn từ 65 tuổi trở lên: khoảng 2 – 3 lít/ ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống

3. Tác hại của việc khi cơ thể bị thiếu nước

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể: uống thiếu nước sẽ gây thiếu oxi lên não, làm não yếu đi, suy giảm hệ miễn dịch, tóc khô xơ, chẻ ngọn, dễ gãy rụng, da khô nẻ, dễ bong tróc….

Ngoài ra, chức năng tế bào và các cơ quan cũng bị rối loạn khi cơ thể thiếu nước. Như thận không đảm đương được nhiệm vụ cũng dễ gây ra tình trạng sỏi trong túi mật, thận. Ngoài ra, cơ thể sẽ gặp một số triệu chứng khác như: bị nhức đầu, mệt mỏi, táo bón…

Trước những tác dụng của nước với cơ thể và sức khỏe của bản thân, mỗi ngày chúng ta nên uống nước một cách khoa học, không quá ít, cũng không quá nhiều để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, đầy sức sống.