NHỮNG AI THƯỜNG DỄ MẮC CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH ?

Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến hơn, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

I. Rối loạn tiền đình là gì ?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, đó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Có 2 loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Biểu hiện của bệnh như chóng mặt khi thay đổi tư thế, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi. Các trường hợp nặng hơn, người bệnh thường có biểu hiện của chóng mặt kéo dài, không thể đi đứng được, thậm chí không thể ngồi được mà phải nằm bệt ở trên giường. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung, choáng váng và hồi hộp,…

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do sự tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, các trường hợp bị hạ huyết áp tư thế, thoái hóa đột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

II. Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng rối loạn tiền đình

  • Theo những đánh giá mới đây, giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao, do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín, nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng não bộ gây ra chứng rối loạn tiền đình.
  • Những đối tượng chủ yếu của rối loạn tiền đình là: người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người trẻ. Người quá béo hay người quá gầy đều có thể bị rối loạn tiền đình. Những trường hợp bị thiếu máu như: phụ nữ sau sinh, người bị các chấn thương gây mất máu nặng hoặc trường hợp mắc các bệnh gây thiếu và mất máu,…
  • Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Uống rượu, bia quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Những trường hợp thường xuyên bị căng thẳng do stress, áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính,… cũng sẽ là đối tượng của rối loạn tiền đình.

III. Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mọi người cần chủ động phòng tránh, đặc biệt là những trường hợp trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nói trên.

Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh, cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, hạn chế ngồi lâu trước máy vi tính,.. Nên thư giãn khi phải ngồi làm việc quá lâu trong văn phòng bằng các bài tập cho vùng đầu, cổ, gáy… Bổ sung cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Duy trì tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ thể đặc biệt là lượng máu đưa lên não.

Đặc biệt với những người đã từng bị rối loạn tiền đình, không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt. Người bệnh cần hiểu rằng, chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu chóng mặt có đi kèm theo một trong các biểu hiện như: nhức đầu, sốt từ 38°C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đến các cơ sở thăm khám và kiểm tra sức khỏe, vì có thể ngoài rối loạn tiền đình thì các dấu hiệu trên còn có thể báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm khác.

Tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra, cũng như phòng ngừa hội chứng tiền đình. cũng là một cách để phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não, phòng ngừa Rối loạn tiền đình hiệu quả.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.