Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Một số bậc phụ huynh sai lầm trong điều trị táo bón ở trẻ em khiến cho tình trạng táo bón của con ngày một nặng hơn. Táo bón ở trẻ em không phải là “chuyện cỏn con” vì nó có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc điều trị táo bón cho trẻ là việc mà ba mẹ không thể lơ là, chủ quan và đặc biệt là không được điều trị sai cách để tránh tình trạng bệnh của trẻ ngày càng một nặng thêm.
Táo bón là một bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, có thể do các yếu tố thần kinh hoặc do loạn khuẩn đường ruột, ăn ít chất xơ, uống ít nước,….
Trẻ bị táo bón khi khó khăn đi ngoài, phân thường khô và cứng, thường xuyên quấy khóc và đau nhức khi đi đại tiện, đôi khi còn có thể lẫn cả máu trong phân.
Trẻ được cho là bị táo bón khi :
Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, mất phản xạ buồn đi ngoài, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thậm chí còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sau này,…
Trẻ nhỏ bị táo bón thì chỉ khoảng 5% là do bệnh lý, cấu trúc đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, còn 95% còn lại là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện.
Thường các bậc phụ huynh cứ thấy trẻ lâu lâu không đi ngoài là cho rằng con bị táo bón rồi. Nhưng không tìm hiểu nguyên nhân vì sao gây nên táo bón nên thường dễ mắc phải một số sai lầm khi điều trị táo bón ở trẻ như:
Trên thực tế việc trẻ uống ít nước có thể dẫn đến tình trạng táo bón nên khi thấy bé bị táo bón ba mẹ liền bắt con uống thật nhiều nước với hi vọng nước sẽ giúp phân của bé mềm ra và con sẽ dễ đi ngoài hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, khi chúng ta cho trẻ ăn ở chế độ ăn bình thường, uống đủ nước sẽ tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, gây cho trẻ nhu cầu đi đại tiện. Nhưng một khi trẻ đã bị táo bón mạn tính, việc uống nước sẽ không đủ để khiến khối phân mềm hơn, chưa kể khi uống quá nhiều nước có thể khiến bé no bụng rồi thì đâu thể ăn được nữa, thế là không có các chất để chuyển hóa thì phân cũng khó mềm ra, con cũng không thể đi được. Nên chỉ cho bé uống đủ nước chứ không cần phải uống thật nhiều.
Chất xơ gồm hai loại là xơ mịn và xơ thô. Chất xơ mịn có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân là thức ăn của hệ vi khuẩn có lợi. Khi hệ vi khuẩn có lợi phát triển tốt thì hệ tiêu hóa của bé sẽ được khỏe mạnh, làm việc tốt hơn, lượng phân được mềm và tơi xốp, dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường hậu môn. Như vậy, việc bổ sung chất xơ mịn đúng cách là rất cần thiết khi trẻ bị táo bón. Đó cũng là lí do vì sao nhiều bậc phụ huynh than rằng cho bé ăn nhiều rau mà con vẫn bị táo bón đó là do ba mẹ đã không bổ sung chất xơ đúng cách (tăng lượng chất xơ mịn) nên mặc dù trẻ có tăng cường chất xơ nhưng vẫn khó đi ngoài.
Một số bậc phụ huynh cho rằng bé bị táo bón khó đi ngoài thì cách xử trí nhanh chóng nhất là tháo thụt cho con bằng thuốc hoặc dụng cụ thụt. Việc lạm dụng này có thể rất tai hại khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc, mất đi phản xạ tự đi ngoài. Nhất là việc tháo thụt nhiều lần có thể làm trầy xước hậu môn và chảy máu hậu môn, khiến trẻ càng đau rát và sợ đi ngoài hơn, bé lại nhịn thế là rơi vào một vòng luẩn quẩn.
Ngoài ra việc lạm dụng thuốc thụt hậu môn có thể khiến cho trẻ mất dần khả năng tự đi đại tiện, gây phụ thuộc vào thuốc, kéo theo khó khăn khi đi đại tiện ở giai đoạn phát triển sau này của con.
Một số bậc phụ huynh thấy con bị táo bón, lên mạng tra các loại thuốc trị táo bón cho trẻ, hay nghe các mẹ rỉ tai nhau rồi chạy ra hàng thuốc mua về cho con uống mặc dù bé chưa hề được đi thăm khám bác sĩ.
Một số khác lại lạm dụng men vi sinh, cho rằng trẻ cứ bị táo bón là phải dùng men, thậm chí nhiều mẹ còn không phân biệt được men vi sinh và men tiêu hóa nhưng vẫn dùng cho con vì cho rằng nó tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Như vậy, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón có thể là đúng nhưng khó có thể giải quyết được triệt để chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, việc lạm dụng men vi sinh trong một thời gian dài có thể gây hại đến khả năng tự điều chỉnh và cân bằng đường ruột ở trẻ.