NHỮNG VIỆC NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI MẮC BỆNH TRĨ
(LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SĨ)

Bị trĩ nên làm gì và không nên làm gì là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải căn bệnh khó nói này. Khi bị mắc trĩ người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu và phiền toái ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

 

bien-chung-cua-benh-tri

 

I. Tìm hiểu chi tiết về bệnh Trĩ

Trĩ là căn bệnh phổ thông và ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu để lâu không chữa sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

1. Trĩ chủ yếu có 2 loại: bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids)trĩ ngoại (external hemorrhoids)

Trĩ ngoại: khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn – trực tràng) được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

2. Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

II. Người bị trĩ nên làm gì tốt nhất ?

Không ít người hoang mang lo lắng vì mắc bệnh trĩ, không biết nên làm gì để trị khỏi bệnh. Bệnh trĩ gây khó khăn cho người mắc bệnh, đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, ảnh hưởng đến tinh thần người mắc bệnh.

Vì thế khi phát hiện mắc trĩ ngay từ những dấu hiệu giai đoạn đầu thì mọi người nên thực hiện các điều dưới đây :

1. Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn

+ Nhiều người có thói quen ngồi quá lâu và dùng quá sức khi đi vệ sinh, có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, gây ra bệnh trĩ.

+ Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân nên bắt đầu từ bỏ các thói quen gây hại, nhất là đứng hoặc ngồi làm việc liên tục. Giảm thiểu tối đa việc ngồi quá lâu, tránh dùng nhiều sức khi đi đại tiện.

+ Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần hạn chế thức ăn cay, nóng hoặc các loại quả có độ ngọt quá cao như mít, xoài, nhãn, vải,… các loại quả ướp muối ớt, tương ớt. Các loại quả này cung cấp vitamin nhưng gây nóng ruột, dễ táo bón. Để bệnh trĩ chóng khỏi và ngừa tái phát, bệnh nhân cần kiêng hoàn toàn đồ cay, nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,….

2. Vượt qua tâm lý ngại ngùng, đến gặp bác sĩ

+ Bệnh trĩ là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là phụ nữ. Không quá khó để nhận biết dấu hiệu bệnh nhưng vì tâm lý e ngại, xấu hổ nên có nhiều người chọn cách âm thầm chịu đựng nhiều năm và chỉ chữa trị khi bệnh đã đi đến giai đoạn muộn, chảy máu nhiều hoặc búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn không thể nhét vào.

+ Hơn thế, bệnh trĩ còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn, mất máu,… rất nghiêm trọng và gây ra nhiều đau đớn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

+ Khi đã bị trĩ, người bệnh cần suy nghĩ tích cực, vượt qua tâm lý ngại ngùng để được bác sĩ tư vấn, khám chữa tận gốc cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian.

3. Sử dụng phương pháp nội khoa khi bệnh còn ở mức độ nhẹ

+ Phương pháp điều trị trĩ thường được áp dụng là thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ, còn gọi là điều trị nội khoa ngay trong giai đoạn trĩ cấp mà không cần kê toa.

+ Ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu như táo bón, chảy máu khi đi đại tiện, đau rát, khó chịu vùng hậu môn,… người bệnh có thể đến nhà thuốc gần nhất để chọn mua thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp cầm máu và giảm đi các triệu chứng gây khó chịu, dai dẳng và khó nói vì trĩ.

4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày

+ Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước để phân mềm, tránh táo bón, tăng nguy cơ bị trĩ.

+ Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong nhiều giờ, có thể áp dụng những bài tập đơn giản như đứng lên, ngồi xuống sau mỗi 30 phút ngồi.

+ Tăng cường vận động, tập thể dục hằng ngày để giảm áp lực tĩnh mạch – có thể xảy ra khi đứng hoặc ngồi nhiều – giúp ngăn ngừa táo bón. Tập thể dục, đi bộ, bơi lội,… cũng có thể giúp giảm cân và góp phần cải thiện bệnh trĩ.

III. Người bị bệnh trĩ không nên làm gì ?

Bệnh trĩ hình thành chủ yếu do thói quen sinh hoạt và làm việc của người bệnh gây nên. Vì thế để hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ cũng như khắc phục và điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì mọi người không nên làm những điều dưới đây:

Ăn vội vàng :

+ Nhai thức ăn chậm và tốt để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thói quen này thường bị bỏ qua trong cuộc sống hiện đại khi nhịp độ ăn uống, giao tiếp, làm việc đều tăng nhanh,… Nhai là giai đoạn đầu tiên của sự tiêu hóa đầy đủ và khỏe mạnh.

+ Một số người có thói quen ăn uống thất thường, thích lúc nào ăn lúc đấy hoặc chỉ thích ăn thịt mà không ăn rau. Điều này khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả và dễ dẫn đến táo bón.

 

Lười uống nước:

+ Nước là chìa khóa giúp chất xơ hoạt động trơn tru, nước như một liều thuốc giải độc cho táo bón. Ngoài chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích sự trao đổi chất nước còn giúp làm mềm phân, phòng chống táo bón.

+ Người mắc bệnh trĩ nên uống nước nhiều hơn để hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Lười vận động :

+ Tư thế đứng quá lâu hoặc ngồi nhiều sẽ tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, chèn ép và gây dãn tĩnh mạch trĩ, tăng khả năng mắc bệnh.

+ Tập thể dục thường xuyên còn giúp kích thích sự chuyển động của ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

 

Nhịn đi đại tiện :

+ Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, không có nhà vệ sinh phù hợp, đau đớn khi táo bón,… Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn, trực tràng do phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, càng khiến bạn khó đi cầu hơn nữa.

Biến nhà vệ sinh thành thư viện

+ Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bạn càng bị căng thẳng về đường tiêu hóa. Ngoài ra, ngồi lâu sẽ dồn nhiều áp lực lên các mạch máu hậu môn của bạn. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mặc bệnh trĩ.

+ Hãy vào nhà vệ sinh khi cần thiết, không nên có tư duy vào đó để giải trí, xem điện thoại, xem sách.

Mang vác vật nặng :

+ Mang vác vật nặng gây thêm áp lực lên hậu môn, gây trầm trọng thêm cho bệnh trĩ. Vì vậy, hãy tránh mang vác vật nặng bằng mọi giá.

IV. Cách khắc phục và điều trị bệnh trĩ đơn giản hiệu quả nhất

Bị trĩ phải làm gì để khắc phục và điều trị hiệu quả là mối quan tâm của nhiều người. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia bác sĩ chữa bệnh trĩ mọi người có thể tham khảo, áp dụng:

1. Hạn chế tình trạng táo bón

  • Ăn đủ chất xơ : chất xơ có nhiều nhất trong các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau.
  • Uống nhiều nước: giúp làm mềm phân và giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa giúp giảm đau đớn, khó chịu.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, gia vị cay, nóng: Các thực phẩm này khiến tình trạng táo bón nặng hơn.

2. Giảm đau và ngứa

  • Tắm nước ấm : Ngâm hậu môn trong bồn tắm với một ít nước ấm, khoảng 20 phút mỗi lần, mỗi ngày có thể làm từ 2-3 lần.
  • Bôi kem: có một số loại kem bôi ngoài có thể hỗ trợ bạn khỏi các triệu chứng đau, ngứa khó chịu của trĩ.
  • Chườm đá: Đây cũng là cách giảm đau cho người bị trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng.

3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

  • Tích cực tập thể dục thể thao: Hoạt động thể thao hợp lý vừa sức có tác dụng tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa.
  • Hạn chế ngồi nhiều, lười vận động : Lười vận động, ngồi nhiều gây ra hiện tượng bí trệ trong tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế xuất phân ra ngoài.
  • Rèn thói quen đi vệ sinh hàng ngày: Nên hình thành thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.

4. Sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

  • Rau diếp cá: thường xuyên ăn rau diếp cá hằng ngày. Hoặc nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm,rửa lúc nước còn ấm
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện các triệu chứng gây khó chịu, bất tiện của bệnh trĩ.

BYTRIPROHỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị Trĩ – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch .

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.