PHÂN BIỆT GIỮA CẢM CÚM VÀ CẢM LẠNH

 

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý đường hô hấp phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra. Với những triệu chứng tương đồng như ho, đau họng và sổ mũi,… Khiến mọi người vẫn lầm tưởng hai bệnh là một.

1. Giống nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh thường do virus tấn công khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Có những triệu chứng giống nhau như:

  • Ngứa rát cổ họng: Nguyên nhân của điều này là do sự kích thích niêm mạc, họng khi virus xâm nhập.

  • Phản ứng ho: Ho giúp loại bỏ virus, nhưng sự gia tăng ho có thể gây tổn thương niêm mạc họng. Làm nặng thêm tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh. Cường độ và thời gian ho có thể biến động tùy vào loại virus.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Virus xâm nhập niêm mạc mũi, gây ra các triệu chứng này. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ virus.
  • Cơ thể mệt mỏi: cảm cúm và cảm lạnh đều có thể khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược. Ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

2. Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Mặc dù cảm cúm và cảm lạnh đều có nguyên nhân chính là do virus gây nên. Nhưng cảm cúm chủ yếu là do 3 loại virus cúm bao gồm: Cúm A, Cúm B, Cúm C. Trong khi đó, cảm lạnh có thể do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra và thường gặp nhất là Rhinovirus.

Bạn có thể phân biệt dựa trên một số triệu chứng sau:

2.1 Cảm cúm:

  • Cơ thể sốt cao từ 39-40°C
  • Đau đầu và đau cơ nặng
  • Ho và kèm theo tức ngực nặng
  • Ít hắt xì nhưng chủ yếu là tắc mũi nặng
  • Buồn nôn và nôn trong ngày
  • Thời gian kéo dài của cảm cúm thường lâu hơn. Trong vài tuần và đi kèm với các triệu chứng nặng như: nôn, nhức đầu và sốt kéo dài
  • Cảm cúm thường ảnh hưởng nhiều đến những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như: trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ có thai. Hoặc những người đang mắc phải các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, tim,…

2.2. Cảm lạnh

  • Ít sốt hay cảm thấy lạnh run
  • Hầu hết không gây đau đầu, thỉnh thoảng có đau cơ nhẹ
  • Ho và không kèm theo tức ngực, nếu có chỉ là tức ngực nhẹ
  • Hắt hơi nhiều, nghẹt mũi và ít tắc mũi
  • Không gây buồn nôn hay nôn mửa.
  • Cảm lạnh thường kéo dài từ 5-7 ngày. Sau đó các triệu chứng như: ho, rát họng hoặc sổ mũi sẽ giảm dần, người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng
  • Tình trạng cảm lạnh thường xuất hiện sau khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là trong điều kiện trời lạnh và mưa đột ngột, tác động đến mọi đối tượng.

3. Nguyên nhân gây ra cảm lạnh và cảm cúm

Các nguyên nhân khác dẫn đến cảm cúm và cảm lạnh có thể đến từ môi trường bên ngoài như: trường học, văn phòng công ty hay phòng tập thể dục,… Đây là những địa điểm phổ biến khi bạn phải tiếp xúc gần với người bị nhiễm.

Khi một người mắc bệnh cảm, ho hoặc hắt hơi. Những giọt bắn có chứa virus gây cảm có thể làm lây lan từ người này qua người khác. Ngoài ra, virus cũng có thể lây lan khi tiếp xúc gần. Chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc trò chuyện trực tiếp với người bị cảm.

4. Cách điều trị

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh được gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị. Chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ mắc cảm cúm, đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh như: người lớn tuổi, trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

5. Cách hỗ trợ cải thiện cảm cúm và cảm lạnh tại nhà

Để hỗ trợ giảm các triệu chứng như: ho, chảy nước mũi và cải thiện cảm cúm, cảm lạnh tại nhà, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp sau:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua những bữa ăn: Chế độ ăn là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp để cơ thể có thể hỗ trợ nâng cao sức đề kháng chống lại cảm cúm và cảm lạnh. Luôn chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng như chất xơ từ rau xanh, Vitamin C từ trái cây và uống đủ nước.

Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý: Khi mắc phải cảm lạnh hoặc cảm cúm, cơ thể cần thời gian để có thể phục hồi. Nên sắp xếp lịch làm việc hợp lý, tránh stress và đảm bảo giấc ngủ đủ để hỗ trợ việc nâng cao sức đề kháng cách tự nhiên.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn: sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như: đi bộ, yoga để có thể cải thiện hệ hô hấp và giúp tinh thần thoải mái.

Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ: Việc vệ sinh mũi họng hàng ngày giúp loãng dịch nhầy, hỗ trợ cải thiện hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi. Việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc họng hàng ngày có thể là biện pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện cảm cúm và cảm lạnh tại nhà.

6. Giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh nhờ lợi khuẩn hô hấp

Lợi khuẩn hô hấp có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Khi bổ sung vào cơ thể, các lợi khuẩn phát triển và sản sinh ra kháng thể, giúp hỗ trợ và tăng cường đề kháng niêm mạc, đồng thời hỗ trợ bảo vệ niêm mạc mũi họng. Trong số đó, hai lợi khuẩn hô hấp nổi bật là Bacillus claussi và Bacillus subtilis.

Việc sử dụng lợi khuẩn hô gấp là một phương pháp hỗ trợ cho người mắc cảm cúm và cảm lạnh, đặc biệt là trẻ em.