POLYP BUỒNG TỬ CUNG GÂY ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN ?

 

Đối với mỗi người phụ nữ, thiên chức làm mẹ là vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ khi đi khám phụ khoa phát hiện có polyp buồng tử cung. Nên rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

1. Tổng quan về bệnh polyp buồng tử cung

Polyp buồng tử cung chủ yếu là lành tính. Tuy nhiên, nó lại ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ của người bệnh. Các khối polyp buồng tử cung được hình thành chủ yếu do các tế bào trong nội mạc tử cung phát triển quá mức. Polyp có kích thước từ vài milimet (mm) đến vài centimet (cm), một hoặc đa polyp, có cuống hoặc không có cuống và có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong khoang tử cung.

Rất khó để biết được liệu mình có đang bị polyp buồng tử cung không vì bệnh diễn biến rất âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để sớm đi khám và điều trị:

  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Chảy máu không bình thường trong giai đoạn kinh nguyệt
  • Chảy máu sau mãn kinh
  • Sa tử cung, xảy ra khi một polyp đi qua cổ tử cung và nhô ra khỏi tử cung.

2. Các phương pháp loại bỏ polyp buồng tử cung

Các polyp nhỏ hơn đôi khi có thể tự mất mà không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi để đảm bảo rằng chúng không lớn hơn. Nếu phụ nữ có các triệu chứng có thể cần điều trị để loại bỏ polyp. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm vùng chậu nếu chị em xảy ra tình trạng chảy máu bất thường hay những triệu chứng khác.

Đôi khi, chỉ thực hiện siêu âm sẽ không đủ để có thể chẩn đoán được polyp buồng tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng một camera nhỏ hoặc ống soi để quan sát bên trong tử cung. Điều này được gọi là nội soi bàng quang giúp chẩn đoán polyp.

3. Bị Polyp buồng tử cung thì có mang thai được không ?

Phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến tử cung ít nhiều ảnh hưởng đến việc mang thai. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm tối đa những ảnh hưởng bệnh đem lại.

Trong trường hợp, các polyp nhỏ sẽ gây cản trở tinh trùng gặp trứng, còn nếu polyp phát triển lớn hơn, có thể gây tắc cổ tử cung, bịt kín cổ tử cung, gây nguy hiểm đến sức khỏe của các chị em.

Ÿ Nếu không được điều trị sớm, các polyp có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn do các khối polyp phát triển to khiến cho nội mạc tử cung biến dạng, gây ra bất lợi cho sự làm tổ của thai.

Ÿ Nếu người bệnh đang mang thai mà phát hiện đang bị polyp, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Polyp buồng tử cung lúc mang thai càng ngày càng phát triển, lấn át và làm thai nhi mất điểm bám, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi, thai nhi phát triển không bình thường. Mẹ bầu nâng cao nguy cơ mắc tình trạng nhau tiền đạo.

Ÿ Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải buồng trứng đa nang do các polyp dễ gây ra các căn bệnh phụ khoa bởi dịch âm đạo tiết ra nhiều, môi trường âm đạo mất cân bằng, một số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, âm đạo không được bảo vệ, vi khuẩn có hại phát triển dẫn tới viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…

4. Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp cổ tử cung

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp cổ tử cung, phụ nữ cần lưu ý:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh lây bệnh qua đường tình dục và viêm nhiễm vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách
  • Hạn chế tối đa việc nạo phá thai
  • Vận động thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, tránh béo phì
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.