RỐI LOẠN ĐẠI TIỆN LÀ BỆNH GÌ ?

 

Rối loạn đại tiện là một triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa gây ra những bất thường như: đau bụng, thay đổi giờ giấc đi đại tiện, số lần đi đại tiện,… Khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

1. Rối loạn đại tiện là gì ?

Rối loạn đại tiện là tình trạng đi ngoài khó khăn. Xảy ra khi cơ sàn chậu không thể phối hợp với các cơ và dây thần kinh xung quanh, để tạo nhu động ruột bình thường. Ở những người mắc chứng rối loạn đại tiện, cơ co thắt nhu động ruột nếu diễn ra bất thường quá mức sẽ gây tiêu chảy. Và ngược lại, chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón.

Rối loạn đại tiện được ước tính chiếm 15 – 25% trong tất cả các trường hợp táo bón mạn tính. Và ảnh hưởng khoảng 10-20% người dân trên toàn thế giới. Hơn nữa, tình trạng rối loạn đại tiện này nữ trong giai đoạn sinh sản và những người sau 65 tuổi cũng phổ biến hơn.

2. Các kiểu rối loạn đại tiện thường gặp

Bệnh rối loạn đại tiện do hội chứng rối loạn ở ruột già. Bệnh có thể gây đau bụng kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy.

Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Khâu cuối cùng trong chu trình của việc tiêu hóa thức ăn đi từ ruột non đến ruột già. Ở những người mắc rối loạn chức năng đại tiện, nhu động ruột do cơ co thắt. Sẽ diễn ra cách bất thường có thể gây đau bụng hoặc tạo cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức.

Các kiểu rối loạn đại tiện thường gặp bao gồm:

Đầy hơi: chướng bụng, khó tiêu, sờ thấy bụng căng to, ợ hơi liên tục, xì hơi nhiều, hôi miệng.

Đau bụng: đau bụng với mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

Táo bón: đại tiện dưới 3 lần/ tuần hoặc đại tiện khó khăn, phân cứng, khô, đau khi đi đại tiện và đôi khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa, đại tiện ra máu.

Tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần/ ngày. Khi bị tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài, dễ gây mất nước, mất chất điện giải, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến trụy mạch và tử vong.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn đại tiện

Các triệu chứng rối loạn đại tiện có thể gây ra do một trong những yếu tố như:

– Thực phẩm: Mặc dù sự liên quan giữa dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp lactose và rối loạn đại tiện chưa được chứng minh rõ ràng. Nhưng ở một số người, khi ăn một số thực phẩm nhất định có thể gây ra những triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện nghiêm trọng.

– Căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý: như ức chế tinh thần.

– Thay đổi hormone: chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt.

– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: như khuẩn salmonella

– Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh

– Di truyền.

Ngoài ra, rối loạn đại tiện bắt đầu từ thời thơ ấu ở 31% bệnh nhân hoặc sau các nguyên nhân như:

– Mang thai hoặc chấn thương ở lưng.

– Chấn thương trực tràng

– Có tiền sử bị lạm dụng tình dục

– Thường xuyên đi ngoài phân cứng và đi ngoài ngắt quãng. Dẫn đến rặn quá mức để có thể tống phân cứng ra bên ngoài.

4. Biểu hiện của bệnh rối loạn đại tiện

Triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc khó chịu ở bụng, cơ đau có thể khiến người bệnh có những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện.
  • Tần suất đi ngoài có sự thay đổi.
  • Phân của bạn có biểu hiện bất thường, không giống lúc trước.

Những triệu chứng rối loạn đại tiện khác có thể bao gồm: cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp, đi ngoài nhưng không hết phân.

Người bệnh có thể đã mắc bệnh rối loạn đại tiện nếu các triệu chứng diễn ra trong thời gian dài:

  • Có triệu chứng ít nhất ba lần một tháng trong 3 tháng qua.
  • Các triệu chứng đầu tiên bắt đầu trong vòng 6 tháng gần đây.

Thậm chí, rối loạn đại tiện có thể tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm. Và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Mặc dù có nhiều người mắc chứng bệnh này. Nhưng lại rất ít người đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay từ ban đầu. Bệnh nếu để lâu có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hoá như viêm đại tràngung thư đại tràng.

5. Các phương pháp cải thiện rối loạn đại tiện hiệu quả

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn đại tiện cần phải tự thay đổi lối sống và sinh hoạt. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý hơn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Và tránh tình trạng tái phát:

5.1. Uống nhiều nước

Cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, để cung cấp đủ nước cho ruột thanh lọc cơ thể và làm sạch đường ruột.

5.2. Ăn uống lành mạnh

Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp củng cố hệ miễn dịch.

5.3. Tăng giảm lượng chất xơ nạp vào cơ thể

Tăng hoặc giảm lượng chất xơ nạp vào từ rau xanh và hoa quả, tùy vào tình trạng cơ thể: tiêu chảy cần phải cắt giảm cho đến khi nhu động ruột bình thường trở lại, bổ sung nhiều chất xơ giúp giảm và ngăn ngừa táo bón.

5.4. Chia nhỏ bửa ăn

Không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh khó tiêu và đầy bụng.

5.5. Bổ sung chất xơ

Bổ sung sữa chua vào thực đơn vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

5.6. Tập thể dục nhẹ nhàng

Lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,… để cơ thể thích nghi, giảm các nguy cơ tiềm ẩn do hoạt động gắng sức: tim đập nhanh, đau cơ, chóng mặt,…

5.7. Sử dụng sản phẩm hổ trợ đường tiêu hóa

Tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp nhuận tràng khi bị táo bón hoặc giảm nhu động ruột khi bị tiêu chảy để cải thiện và phòng ngừa rối loạn đại tiện hiệu quả.

BYTRIPRO – Hỗ trợ nhuận tràng, cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón hiệu quả.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.