SUY GIẢM TRÍ NHỚ MẤT TẬP TRUNG NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

 

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Và gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh.

1. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung là gì?

Trí nhớ được hình thành qua quá trình ghi nhớ của con người. Trong đó, suy giảm trí nhớ là khả năng ghi nhớ của não bộ bị giảm sút theo thời gian. Nguyên nhân của việc này là do sự thoái hóa hoặc tổn thương của não bộ. Đây chính là hiện tượng bộ não bị suy giảm chức năng. Hoặc quá trình vận chuyển thông tin và ghi nhớ ở vỏ não bị ngừng trệ.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ quên những việc mới xảy ra. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng và kéo dài thì có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây mất cân bằng cuộc sống do sa sút trí tuệ lâu dài.

2. Nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ kém tập trung

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ nhưng cùng điểm qua những nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

2.1. Suy giảm trí nhớ do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ. Do vậy, việc suy giảm trí nhớ thường được mặc định là “bệnh người già”. Theo các nghiên cứu thì não người có khoảng 100 tỷ tế bào và chúng liên kết với nhau bởi các khớp thần kinh. Tuy nhiên, sau tuổi 25 thì trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh chết đi. Và hoàn toàn không có khả năng sản sinh thêm. Việc này khiến cho khả năng tiếp nhận và ghi nhớ cũng như lưu trữ thông tin suy giảm nhanh chóng.

2.2. Thiếu ngủ thường xuyên

Nếu như bạn không ngủ đủ ít nhất 7 tiếng một ngày. Và tình trạng này kéo dài liên tục sẽ gây ra sự mệt mỏi, uể oải của cơ thể. Kèm theo đó là khả năng ghi nhớ kém hơn, không đủ minh mẫn để làm việc và học tập.

2.3. Căng thẳng và stress kéo dài

Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng stress, căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, học tập mà không được giải tỏa. Sẽ khiến nhận thức của trung tâm thần kinh bị ảnh hưởng. Do đó, khả năng nhận thức, tiếp nhận và ghi thông tin của não bộ sẽ gặp khó khăn hơn. Điều này dẫn đến trí nhớ giảm sút, khó tập trung để làm việc và học tập.

2.4. Lạm dụng các chất kích thích, rượu bia

Việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,… Sẽ khiến cho não bộ bị tổn thương, thậm chí là nhiễm độc. Từ đó, hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

2.5. Thiếu hụt dinh dưỡng

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12, sắt,… sẽ dẫn đến thiếu máu. Do đó, não bộ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận thức. Nếu tình trạng thiếu hụt này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung.

2.6. Do bệnh lý

Một số bệnh lý về não như viêm não, đột quỵ, thiếu máu lên não, Alzheimer,… Đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến não bộ bị suy giảm chức năng. Hầu hết người bệnh mắc các bệnh lý trên đều có nguy cơ suy giảm trí nhớ, đi kèm với đó là giảm sự tập trung nhanh chóng và khó kiểm soát.

Ngoài ra, trường hợp bị chấn thương sọ não, tổn thương khác sau tai nạn. Hoặc những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như gan, thận mạn tính, bệnh phổi mạn tính,… Cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng trong đó có suy giảm trí nhớ do thiếu oxy lên não.

2.7. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc Tây nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho khả năng tập trung và trí nhớ của con người bị ảnh hưởng. Có thể kể đến một số loại thuốc như: thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống động kinh.

2.8. Do nội tiết tố

Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ không phải là điều quá xa lạ. Việc thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ gây ra những tác động mạnh mẽ lên não bộ. Trong đó, sự thay đổi estrogen khiến cho các tế bào thần kinh ở não bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các khu ghi nhớ và xử lý thông tin ở não bộ.

3. Triệu chứng của suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Những người đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, kèm theo mất tập trung sẽ có những dấu hiệu rất điển hình và dễ nhận biết.

– Khả năng tiếp nhận thông tin mới gặp nhiều khó khăn. Vì thế, bạn cảm thấy rất khó để ghi nhớ những hoạt động, công việc cần phải làm khi đi làm cũng như ở nhà.

– Gặp khó khăn trong việc xử lý những công việc mà trước đây những việc này đều làm tốt và cảm thấy rất bình thường.

– Người bệnh khó tập trung, mất tập trung để ghi nhớ, làm việc, học tập. Điều này gây tác động xấu đến hiệu quả công việc, học tập.

– Khả năng tư duy giảm sút. Do đó, không có sự đột phá trong công việc, học tập nên hiệu quả không đạt được như ý muốn.

– Tâm lý thất thường: Người bệnh trở nên khó tính, hay cáu gắt, nóng giận, bực tức từ những việc nhỏ nhặt.

4. Các cách để giữ gìn và bảo vệ trí nhớ hiệu quả

Đối diện với nguy cơ suy giảm trí nhớ ngày càng trẻ hóa, phương pháp giữ gìn trí nhớ được ưu tiên hàng đầu. Một số phương pháp có thể kể đến như:

– Rèn luyện trí óc bằng một số bộ môn như: Học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, giải đố,…

– Tham gia một số hoạt động, câu lạc bộ cộng đồng như: Vẽ tranh, cắm hoa, nấu ăn,…

– Tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng lưu thông máu lên não.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế các chất béo.

– Không uống rượu, bia, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

– Luôn ý thức về vấn đề bảo vệ vùng đầu của bạn để giảm nguy cơ chấn thương đầu ở mức thấp nhất.

– Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.

– Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu lên não, phòng ngừa và cải thiện chứng suy giảm trí nhớ kém tập trung hiệu quả.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

TPBVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO ĐÔNG DƯỢC 5 - GIÚP TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất