SUY NHƯỢC THẦN KINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ? VÀ CÁCH CẢI THIỆN SUY NHƯỢC THẦN KINH HIỆU QUẢ

 

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không ? đang là nỗi băn khoăn, lo lắng chung của rất nhiều người. Căn bệnh này không những gây ảnh hưởng cả về mặt thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.

1. Khái niệm suy nhược thần kinh là gì ?

Suy nhược thần kinh hay còn được hiểu là tình trạng hệ thần kinh hoạt động quá sức dẫn tới suy yếu. Tình trạng này bắt nguồn từ những chấn thương tâm thần kéo dài trong một khoảng thời gian. Nhưng không có biện pháp khắc phục. Khi người bệnh gặp phải các yếu tố như căng thẳng đầu óc, áp lực công việc quá nhiều, stress,… Dần theo thời gian hệ thống thần kinh đều bị tổn thương. Mà không được khắc phục sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược thần kinh.

suy nhược thần kinh

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng suy nhược thần kinh

Cách chữa suy nhược thần kinh có hiệu quả hay không. Cũng cần phải dựa theo nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng gây ra bệnh. Dưới đây, là một số yếu tố khách quan tác động đến tình trạng suy nhược thần kinh nghiêm trọng:

– Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường có quá nhiều áp lực công việc, phải suy nghĩ nhiều. Hay phải thức khuya, dậy sớm, thiếu ngủ hay sống và làm việc ở những nơi quá ồn ào.

– Người phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh cao hơn bình thường.

– Những người có tính cách hướng nội, khó hòa nhập với xã hội cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Thường sử dụng những loại chất kích thích như: thuốc lá, thuốc lào hay uống quá nhiều rượu bia,… Là tác nhân làm tăng khả năng mắc căn bệnh này.

– Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về thần kinh. Hoặc từng có các sang chấn tâm lý mạnh.

– Người đang có các bệnh lý nền mạn tính như: xoang, thấp khớp, đái tháo đường, huyết áp,…

– Một số trường hợp người bệnh suy nhược thần kinh do thiếu hụt lượng hormone giúp quá trình hoạt động hệ thần kinh ổn định.

nguyên nhân suy nhược thần kinh

3. Hậu quả của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là căn bệnh của xã hội hiện đại. Xảy ra khi não bộ phải hoạt động quá mức gây căng thẳng cực độ, kiệt quệ tinh thần. Điều này khiến cho người bệnh trở nên đau đầu, mệt mỏi, chán nản,…

Đây tuy là căn bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Nhưng để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc, cuộc sống. Bệnh không thể tự khỏi nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.

Dưới đây sẽ là một số hậu quả đáng lo ngại của bệnh suy nhược thần kinh:

  • Mất ngủ kéo dài: Người bệnh suy nhược thần kinh giai đoạn đầu hầu hết đều có biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, dễ tỉnh giấc về đêm. Biểu hiện này rất dễ gây nhầm lẫn với mất ngủ thông thường, khiến người bệnh có phần chủ quan không khắc phục, lâu dần dẫn đến mất ngủ dài ngày hay có thể là vài tuần, vài tháng hoặc cả năm.
  • Hội chứng kích thích suy nhược: Hội chứng này khiến người mắc dễ bị kích thích bởi cường độ âm thanh lớn hoặc ánh sáng quá cao, gây khó chịu, mệt mỏi,…
  • Ảnh hưởng đến xương khớp: Người mắc suy nhược thần kinh thường kéo theo đau cột sống, cổ,…
  • Rối loạn chuyển hóa cơ thể: Suy nhược thần kinh lâu ngày sẽ dẫn đến tim đập nhanh, hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, rối loạn tiêu hóa,…
  • Tiến triển thành bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm: Suy nhược thần kinh là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.

hậu quả suy nhược thần kinh

4. 5 cách hỗ trợ cải thiện suy nhược thần kinh hiệu quả

Để cải thiện suy nhược thần kinh tại nhà, người bệnh cần kiên trì thực hiện những biện pháp sau:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Để hình thành một chế độ ăn uống phù hợp cho người suy nhược thần kinh, cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, có gas,… vì những đồ uống này dễ gây hưng phấn thần kinh, khiến tình trạng suy nhược thần kinh trở nên trầm trọng hơn.

4.2. Tập thể dục

Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì việc thường xuyên tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và phòng ngừa suy nhược thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn các bài tập với cường độ phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh suy nhược thần kinh nên lựa chọn các bộ môn như yoga, thiền hay đi bộ,…

4.3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, bởi sau một ngày làm việc mệt mỏi, nếu không ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Do đó, để khắc phục tình trạng suy nhược thần kinh, bạn nên hình thành thói quen đi ngủ sớm, loại bỏ các yếu tố cản trở giấc ngủ để đảm bảo ngủ đủ giấc.

4.4. Tránh Stress và căng thẳng

Để không gặp phải tình trạng stress, căng thẳng kéo dài, người bệnh cần biết cách sắp xếp công việc của mình hợp lý, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trong công việc và cuộc sống. Mỗi ngày sau 45 phút tập trung làm việc nên cho não bộ nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút bằng cách vận động nhẹ nhàng để lấy lại tinh thần và động lực làm việc.

4.5. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Để hỗ trợ cho người bị suy nhược thần kinh, cần khắc phục từ nguyên nhân cốt lõi gây bệnh là tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giúp ổn định thần kinh, cải thiện giấc ngủ và những triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.

 

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

TPBVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO ĐÔNG DƯỢC 5 - GIÚP TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất