SUY GIÃN TĨNH MẠCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì ?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến với tỉ lệ ở phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng ở chân. Và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ bình thường. Tình trạng này làm tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm.

Trên thực tế, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trong cơ thể như: bìu, hậu môn, thực quản,… Tuy nhiên, thường gặp nhất là giãn tĩnh mạch ở chân.

Bệnh được chia làm 4 nhóm:

– Tĩnh mạch nông

– Tĩnh mạch sâu

– Tĩnh mạch xuyên

– Vị trí tĩnh mạch không xác định

Hiện nay, đa số người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở mức độ nông.

2. Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch

Bệnh lý này tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân và dẫn đến một vài dấu hiệu như :

– Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi

– Bắp chân bị chuột rút vào ban đêm, cảm giác như kiến bò

– Bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân

– Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối

– Da đổi máu, loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng mô mềm gần mắt cá chân.  

Khi trời nói hoặc đứng quá lâu, dấu hiệu giãn tĩnh mạch sẽ thường trở nên nặng hơn. Ngược lại, khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, đi bộ. Thì dấu hiệu giãn tĩnh mạch cũng sẽ thuyên giảm phần nào, nhưng không thể chữa khỏi dứt điểm được. Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, dấu hiệu và biến chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể được giảm bớt nếu bệnh nhân thương xuyên tập luyện.

 

3. Nguyên nhân và những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao

– Tiền sử gia đình có người bị giãn tĩnh mạch

– Giới tính: Khả năng mắc bệnh của phụ nữ cao hơn nam giới

– Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch lại càng cao.

– Người bị béo phì

– Phụ nữ mang thai, sinh đôi hoặc sinh nhiều lần do thay đổi nội tiết tố

– Những nghề phải đứng nhiều, ít di chuyển. Như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ,…

4. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không ?

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch. Có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không ? Trên thực tế, bệnh sẽ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên chúng ta cũng không vì vậy mà chủ quan.

Đầu tiên, người mắc bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn. Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.

Một số vấn đề khác mà người bệnh có thể gặp phải đó là: Tĩnh mạch rất dễ bị vỡ. Nếu bạn không may bị va chạm hoặc gặp các chấn thương ở khu vực này. Các cục máu đông dần dần sẽ hình thành ở tĩnh mạch, đây được xem là một vấn đề tương đối nguy hiểm.

Nếu chân của bệnh nhân có các vết nhiễm trùng thì họ rất dễ bị lở loét. Tình trạng này cũng rất khó để điều trị dứt điểm.

5. Phương pháp giúp cải thiện dần tình trạng suy giãn tĩnh mạch tại nhà

 

Tập thể dục: hãy vận động, đi bộ là cách tuyệt vời để giúp máu lưu thông ở chân. Bác sĩ có thể hướng dẫn một chế độ vận động thích hợp cho bạn.

Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn : giảm cân giúp giảm những áp lực không cần thiết ra khỏi tĩnh mạch. Chế độ ăn cũng có thể giúp ích cho bạn. Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, ít muối để phòng ngừa tình trạng sưng chân do giữ nước.

– Lựa chọn trang phục: tránh mang giày cao gót. Giày đế thấp sẽ tốt hơn cho bắp chân và tốt hơn cho tĩnh mạch. Không mặc quần áo bó chặt vùng eo, chân hoặc vùng bẹn vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu. \

Nâng cao chân khi ngủ: Để cải thiện lưu thông máu ở chân, nên nghỉ ngơi vài lần trong ngày bằng cách nâng cao chân hơn tim. Ví dụ, nằm và đặt hai chân trên ba hoặc bốn chiếc gối.

Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên đ6ẻ giúp lưu thông máu huyết.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch này.

BYTRIPRO – Hỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị Trĩ – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

 

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng
  • Tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.