Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Mục Lục
Trẻ sơ sinh chưa thể nói hay thể hiện cảm xúc, khó chịu mà bản thân gặp phải nên không thể thiếu sự theo dõi sát sao của các bậc phụ huynh để có hướng xử lý và điều trị kịp thời cho trẻ trong trường hợp trẻ bị táo bón
Với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, bé sẽ đi đại tiện 2 – 3 lần mỗi ngày là bình thường và trẻ chưa thể kiểm soát tốt việc này. Còn với trẻ sơ sinh uống sữa công thức, tần suất đi đại tiện phù hợp là 1 lần/ngày. Nếu trẻ đại tiện ít hơn, nhiều ngày đi một lần nhưng phân bình thường xốp, mềm và dễ dàng không đau đớn thì không phải do táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh được xác định dựa vào tính chất phân của trẻ sơ sinh .
Trường hợp trẻ đi 1 – 2 ngày/lần nhưng phân cứng, keo, kích thước lớn khiến trẻ phải rặn khó khăn thì trẻ đang mắc phải chứng táo bón.
Mặc dù, táo bón ở trẻ lớn có thể dễ dàng nhận biết nhờ vào thay đổi về tần suất đi đại tiện của trẻ. Tuy nhiên biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh thì rất đa dạng và không rõ ràng.
Trẻ sơ sinh mắc táo bón với tình trạng khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cha mẹ cần lưu ý phát hiện khi trẻ có dấu hiệu bất thường.
Cơ thể của bé bởi nước có vai trò giúp phân đi qua ruột thuận lợi hơn. Nguyên nhân khiến lượng sữa mà bé bú vào bị thiếu hụt có thể do mẹ không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Hoặc mẹ cho bé bú chưa đúng cách.
Mặc dù sữa công thức chứa thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ. Song vẫn khiến hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ khó thích nghi. Vì thế, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng táo bón, đi vệ sinh ít với phân to cứng hơn bình thường.
Khiến trẻ mệt nên sức bú giảm, giảm cảm giác thèm ăn hoặc do nôn ói, tiêu chảy. Dẫn đến mất nước gây táo bón.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần, chất lượng sữa nuôi con. Trong khi với trẻ sơ sinh đây thường là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu mẹ đang có chế độ ăn không lành mạnh, ít rau xanh, nhiều protein, các loại thực phẩm khó tiêu hóa. Thì cần thay đổi dinh dưỡng lành mạnh hơn.
Hầu hết các thay đổi trong thói quen sinh hoạt đều có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột của trẻ sơ sinh. Khiến trẻ khó đi tiêu, dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Sự thay đổi thói quen này cơ thể là sự thay đổi về thời tiết như thời tiết quá nóng. Hay quá lạnh, sự thay đổi chỗ ngủ, thay đổi môi trường,…
Trẻ dị tật bẩm sinh, bán tắc ruột phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn…
Rối loạn đám rối thần kinh vùng cùng cụt, tổn thường vùng cùng cụt. Hoặc suy giáp khiến nhu động ruột cũng giảm và gây ra táo bón. Các triệu chứng của táo bón thực thể nghiêm trọng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ.
Các biện pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh thường hướng về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Và rèn luyện cho trẻ các thói quen mới để khắc phục tình trạng này
Sẽ giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Vì tắm trong nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn cơ bụng. Đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động và tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại.
Cũng là một cách hỗ trợ rất tốt giúp kích thích trẻ đi tiêu dễ hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ nên hỗ trợ bé vận động. Trẻ được vận động nhiều hơn không chỉ giúp trẻ rèn luyện một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Mà còn giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.4. Luyện tập thói quen vệ sinh :
Rèn luyện thói quen vệ sinh là một trong những mẹo trị táo bón hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu cho thấy thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh là sau bữa ăn.
Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ hoàn toàn, mặc dù trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ kén ăn hay thậm chí là bỏ bú nhưng mẹ nên cố gắng cho con bú đủ sữa trong mỗi cữ bú. Bên cạnh đó, mẹ nên cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, thêm nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin, uống đủ nước.
Nước có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể của trẻ nói chung, hãy tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, bú sữa nhiều và có thể cho uống kèm các loại nước ép trái cây.
Trường hợp trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn ói nhiều, bụng trẻ căng cứng nhiều, quấy khóc nhiều, trẻ đi tiêu phân có lẫn máu, trẻ bị táo bón nhiều lần thì ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời