TÊ BÌ CHÂN TAY: 5 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nếu không được kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và không lường trước được. Vì vậy việc nhận biết và điều trị sớm tê bì chân tay rất quan trọng để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng ASIA PHARMA điểm qua những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên để giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta nhé. 

1. TÊ BÌ CHÂN TAY LÀ GÌ?

TÊ BÌ CHÂN TAY LÀ GÌ?

Tê bì chân tay là mất cảm giác hoặc cảm giác khác lạ một phần hoặc toàn bộ cơ thể, thường đi kèm với cảm giác đau như kim châm hoặc sưng tấy. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau nhức, cảm giác bất thường, hay thậm chí liệt hoặc giảm sức mạnh tay và chân. 

Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều phần của cơ thể và thường đi kèm với cảm giác đau. Dưới đây là một số vị trí thường gặp:

  • Tê tay: Thường xảy ra khi rễ thần kinh bị tác động hoặc chèn ép, đặc biệt là ở khuỷu hoặc cổ tay sau khi làm việc quá sức hoặc ngồi quá lâu. 
  • Tê chân: Bắt đầu với cảm giác tê nhẹ như kim châm, tê chân có thể lan tỏa từ đùi, mông, đến ngón chân. 
  • Tê đầu ngón tay: Có thể xảy ra khi các dây thần kinh từ tủy sống cổ bị tổn thương, viêm hoặc bị chèn ép. 
  • Tê gót chân: Đau, tê bì gót chân, thường do áp lực di chuyển hoặc mang vác nặng. 
  • Tê nhức toàn thân: Cảm giác tê, nhức mỏi có thể xảy ra ở nhiều phần của cơ thể, từ đầu, ngón tay, vai gáy đến chân tay. 

2. NGUYÊN NHÂN GÂY TÊ BÌ CHÂN TAY

NGUYÊN NHÂN GÂY TÊ BÌ CHÂN TAY

THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin B12, Kali và magie, có thể gây tê bì ở tay và chân. Vitamin B12 thiếu hụt thường xuất hiện với cảm giác tê hoặc ngứa ở tay và chân, đồng thời có các triệu chứng khác như mệt mỏi, vàng da, vàng mặt, khó thăng bằng và thậm chí gây ra ảo giác. 

Thiếu kali và magie cũng có thể dẫn đến tình trạng tê bì. Việc duy trì một chế độ ăn cân đối và bổ sung đủ dưỡng chất là một điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe, khả năng làm việc của hệ thần kinh và cơ bắp, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay không mong muốn. 

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến tê bì chân tay và đây cũng là một vấn đề khá phổ biến. Thường xảy ra ở đĩa đệm cột sống và thắt lưng, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi chất nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm và tạo áp lực lên dây thần kinh cột sống. Khi dây thần kinh bị ảnh hưởng, cảm giác này có thể xuất hiện ở cả tay và chân, gây khó khăn trong việc vận động và đem đến sự không thoải mái. 

THOÁI HÓA CỘT SỐNG 

NGUYÊN NHÂN GÂY TÊ BÌ CHÂN TAY

Với tình trạng thoái hóa cột sống có thể gây ra tê bì chân tay. Thoái hóa cột sống là quá trình tổn thương, suy giảm của đĩa đệm và xương sống, dẫn đến việc các cột sống không làm việc một cách hiệu quả như ban đầu. Khi thoái hóa xảy ra ở cột sống hoặc thắt lưng, nó có thể gây ra áp lực lên dây thần kinh và động mạch, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây tê bì ở tay và chân. 

ẢNH HƯỞNG BỞI TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ làm tổn thương đến hệ thần kinh, gây ra các dụng phụ gây tê bì chân tay. Ví dụ, một số loại thuốc kháng sinh như: Metronidazole (Flagyl), Nitrofurantoin và Fluoroquinolones có khả năng gây ra các triệu chứng tê bì chân tay. Bên cạnh đó, các loại thuốc triều trị tim hay huyết áp như Amiodarone và Hydralazine, cũng có thể gây ra các tác dụng phụ và gây tê bì chân tay. 

MỘT SỐ LÝ DO KHÁC

Làm việc không khoa học có thể gây ra những tổn thương không mong muốn cho hệ thần kinh và gây tê bì ở tay chân. Với cường độ làm việc nặng nhiều, thời gian ngồi và đứng quá lâu trong một tư thế, thiếu vận động sẽ dẫn đến tình trạng này. 

Ngoài ra, việc sinh hoạt sai tư thế cũng là một nguyên nhân. Việc sử dụng giày cao gót thường xuyên có thể gây áp lực cho cơ xương và dây thần kinh ở chân, dẫn đến tê bì và mệt mỏi. 

3. CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG TÊ BÌ CHÂN TAY

CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG TÊ BÌ CHÂN TAY

DÀNH THỜI GIAN NGHỈ NGƠI VÀ THỂ DỤC THỂ THAO HỢP LÝ

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh và tránh tình trạng tê bì. Nên thay đổi tư thế thường xuyên, giữ cho bản thân một tâm trạng thật là thoải mái và cân nhắc thời gian làm việc cũng như là nghỉ ngơi để bản thân không rơi vào tình trạng căng thẳng. 

Bên cạnh đó, duy trì lịch trình tập thể dục đều đặn, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của hệ thần kinh. Bạn có thể áp dụng phương pháp đi bộ. Khi đi bộ bạn nên duy trì một tốc độ vừa phải và tránh vận động mạnh. Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục, thể thao, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu bất thường hãy nghỉ ngơi và thư giãn. 

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG PHÙ HỢP 

Chế độ ăn uống đúng và phù hợp rất quan trọng để duy trì sức khỏe của hệ xương khớp và hệ thần kinh ngăn ngừa tình trạng tê bì. Cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, Vitamin D, Vitamin K, omega – 3, Vitamin B12 và một số chất dinh dưỡng khác sẽ giúp bạn duy trì được một sức khỏe mà bạn mong muốn. 

Ngoài ra bạn có thể bổ sung cho mình các sản phẩm thực phẩm chức năng. Trong đó có thể nói đến Hoạt huyết dưỡng não đông dược 5 một sản phẩm của ASIA PHARMA. Với các chức năng tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng đau đầu, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay,…. ASIA PHARMA tin rằng với chất lượng của sản phẩm mang lại hiệu quả tốt và giảm triệu chứng.

CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG TÊ BÌ CHÂN TAY

HẠN CHẾ SỬ DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH

Việc tránh tiêu thụ caffeine và đồ uống có cồn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Vì caffeine và cồn có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các tình trạng không mong muốn như tăng huyết áp, mất cân bằng thần kinh. 

Nếu bạn còn băn khoăn về các triệu chứng tê bì chân tay hay muốn tìm hiểu rõ thêm về sản phẩm của ASIA PHARMA thì hãy liên hệ với chung tôi ngay qua: https://asiapharma.com.vn/