Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Thoái hóa khớp cổ tay là tổn thương xương khớp xảy ra ở cổ tay, nhất là ở vùng sụn khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn, thoái hóa, thiếu dưỡng chất dẫn tới sưng, đau, ảnh hưởng đến tầm vận động khớp, nguy cơ gãy xương.
Bệnh thoái hóa khớp cổ tay thường gặp ở tuổi trung niên, người già tăng theo độ tuổi, nữ giới thường gặp hơn nam và chiếm khoảng 2/3 số ca mắc bệnh.
Mục Lục
Thoái hóa khớp cổ tay là do quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng hiện nay có cả người trẻ mắc thoái hóa khớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ tay, bởi phần khớp ở vùng cổ tay bị tổn thương, sụn hư hỏng và mòn dần gây nên thoái hóa cổ tay. Điều quan trọng là thoái hóa khớp cổ tay sẽ gây hạn chế chức năng vận động, đau nhức kéo dài cùng nguy cơ gãy xương, nứt xương.
Các nghiên cứu cho thấy, tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay càng nhiều, vì sụn khớp càng dễ suy yếu, bong tróc và xơ hóa gây nên thoái hóa. Cùng với đó là tình trạng gai xương, đau nhức ở cổ tay và một số vị trí liên quan, ảnh hưởng tới quá trình làm việc nặng, các động tác lặp lại nhiều lần.
Theo ghi nhận, số ca nữ giới mắc thoái hóa khớp ở cổ tay cao gấp đôi so với nam giới. Bởi phụ nữ thường xuyên làm các công việc nội trợ nên cần hoạt động nhiều hơn ở phần cổ tay. Bên cạnh đó, những người làm các công việc văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính cũng là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý này.
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, khởi phát và tiến triển từ từ trong thời gian dài. Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh chưa biểu hiện rõ ràng nhưng người bệnh có thể nhận thấy 5 điều bất thường sau đây:
Đau khớp : đau nhức là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi khớp bị thoái hóa. Cảm giác đau thường tăng nặng hơn khi hoạt động và giảm nhẹ dần đi khi được nghỉ ngơi. Nhưng vì cơn đau chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc hàng ngày nên hầu hết mọi người đều bỏ qua tín hiệu này.
Cứng khớp : Khớp bị căng cứng khi ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu, nhất là vào buổi sáng thức dậy. Mức độ căng cứng sẽ giảm dần sau vài phút nếu khớp được nới lỏng và cử động trở lại.
Khớp cổ tay phát ra âm thanh lạ: Lớp sụn giữa các đầu xương có nhiệm vụ “giảm xóc” và giữ cho khớp chuyển động trơn tru. Khi khớp bắt đầu thoái hóa thì cũng là lúc lớp sụn này bị mòn hoặc rách, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây ra những âm thanh lạ như: lách tách, răng rắc hoặc lục đục. Giai đoạn đầu, những tiếng động này phần lớn do người bệnh cảm nhận, còn khi nghe rõ ràng bằng tai chứng tỏ thoái hóa khớp đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Giảm độ linh hoạt của khớp: Thời điểm chớm thoái hóa, khớp vẫn thực hiện được phần lớn các cử động, nhưng mức độ linh hoạt có xu hướng giảm sút. Cảm giác đau và căng cứng làm cho việc di chuyển khớp gặp khó khăn, đặc biệt khi thực hiện những động tác uốn cong hoặc mở rộng khớp.
Sưng khớp: Một lượng nhỏ chất lỏng (dịch nhầy) tích tụ quanh khớp bị thoái hóa gây sưng tấy, kèm theo hiện tượng đỏ và nóng phần mềm quanh khớp. Triệu chứng này phổ biến và rõ rệt hơn ở các giai đoạn tiến triển sau của bệnh khi các yếu tố gây viêm hoạt động mạnh.
Ngoài những biểu hiện lâm sàng kể trên, để chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những bài tập thụ động, chủ động nhằm đánh giá sự thay đổi trong phạm vi chuyển động của khớp. Sau đó có thể chỉ định các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu để loại trừ những tình trạng bệnh lý khác.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp, nguyên tắc điều trị bệnh này chủ yếu là làm chậm tiến trình thoái hóa của khớp. Các trường hợp đau khớp cổ tay nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giảm đau chống viêm, giãn cơ,… Nhưng người bệnh cũng cần cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những biện pháp giảm đau và kiểm soát triệu chứng bệnh.
Người bệnh cần nghỉ ngơi để cổ tay nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh vùng này vì sẽ làm cho bệnh ngày một trầm trọng hơn. Để giảm đau nhức, sưng viêm có thể dùng nước đá đặt trong túi vải rồi chườm lên vùng cổ tay khoảng 15-20 phút. Hoặc có thể tập kéo giãn cơ, kéo giãn đơn giản, nhẹ nhàng sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả. Các tác động người bệnh cần tập vùng cổ tay như uốn ngón tay, nắm tay, căng cổ tay,…
Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, người bệnh nên nhờ kỹ thuật viên hướng dẫn để tập vật lý trị liệu giúp kiểm soát cơ đau nhức ở vùng cổ tay.
Việc phẫu thuật sẽ được chỉ định đặt ra khi tình trạng thoái hóa cổ tay tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không còn tác dụng với người bệnh nữa.