Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Trẻ 3 tuổi bị táo bón là tình trạng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường ở trẻ. Nhưng liệu các bậc phụ huynh đã biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hãy cùng Asia Pharma đi qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé!
Mục Lục
Táo bón ở trẻ là tình trạng phân di chuyển chậm trong lòng đại tràng, gây hấp thu nhiều nước nên khô, cứng hoặc tròn lổn nhổn như phân dê. Trẻ có triệu chứng của tình trạng này nếu đi tiêu dưới 2 lần/ ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/ tuần với trẻ đang bú mẹ và đi tiêu dưới 2 lần/ tuần với trẻ lớn hơn.
Trẻ bị táo bón thường phải dùng sức rặn nhiều hơn, dẫn đến đau rát, thậm chí có thể bị nứt hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc sa trực tràng. Điều này khiến cho trẻ bị ám ảnh, sợ đi đại tiện và càng làm cho việc đi tiêu của trẻ trở nên khó khăn hơn.
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị táo bón kéo dài, chiếm đến 95% trong tổng số các nguyên nhân gây nên. Chế độ dinh dưỡng không hợp có thể do:
Trẻ 3 tuổi bị táo bón cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý như:
Táo bón ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, khiến cho trẻ giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hơn nữa, trẻ thường có biểu hiện của biếng ăn, bỏ bữa khi bị bệnh này. Từ đó, trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, khiến trẻ phát triển không đồng đều về cả trí tuệ lẫn thể chất, tốc độ phát triển chậm hơn trẻ bình thường.
Nỗi ám ảnh khi đi tiêu khiến cho trẻ cảm thấy sợ ăn vì mỗi khi ăn vào trẻ sẽ phải đi vệ sinh. Không chỉ vậy, việc ăn vào nhưng lại không thể đi đại tiện được lại khiến cho trẻ cảm thấy đầy bụng, chướng bụng.
Phân của trẻ bị táo bón không chỉ khô, cứng mà một số nghiên cứu còn cho thấy trong phân của những đứa trẻ này còn chứa một lượng độc tố khá cao, trong đó, các chất gây ung thư như acid deoxycholic, acid lithocholic,.. Nó khiến cho thời gian phân nằm trong trực tràng bị kéo dài, từ đó tăng thời gian tiếp xúc giữa niêm mạc đại tràng và các chất gây ung thư khác.
Tình trạng nàykhiến cho trẻ phải rặn nhiều khi đi đại tiện, điều này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị bẩm sinh ở trẻ. Hơn nữa, việc rặn này còn khiến cho nhiều trẻ hen sẽ bị khởi phát cơn khó thở cấp tính. Nó sẽ diễn ra thường xuyên ở trẻ bị hen, thoát vị bẹn, thoát vị hoành mà vấn đề này khá nguy hiểm, khiến cho tình trạng bệnh lý ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Theo thống kê cho thấy, đa số trẻ bị táo bón có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa cao như: viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, viêm trực tràng,…
Táo bón kéo dài gây suy giảm chức năng của các cơ quan tiêu hóa. Từ đó, khiến trẻ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết dẫn đến suy dinh dưỡng, suy kiệt ở trẻ. Hơn nữa, phân tích tụ lâu ngày bên trong cơ thể khiến trẻ bị nhiễm độc mãn tính.
Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Do đó “trẻ 3 tuổi bị táo bón phải làm sao?” thường sẽ là lo lắng của các bậc phụ huynh. Để cải thiện tình trạng trẻ 3 tuổi bị tình trạng này kéo dài, bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp sau đây:
Khi điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Khi bé đang bị táo bón, nên hạn chế cho trẻ ăn thịt đỏ, socola, các loại nước uống có gas, ăn ít tinh bột, vì các loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Không được lạm dụng thụt tháo để giải quyết tình trạng táo bón của trẻ vì có thể gây giãn đại tràng sigma và trực tràng, làm trẻ mất phản xạ đại tiện cách tự nhiên và hình thành thói quen nếu không thụt tháo sẽ không tự đi đại tiện được.
Đối với trẻ táo bón nặng như: tình trạng kéo dài hơn 1 tuần mà vẫn không cải thiện mặc dù đã thay đổi chế độ ăn uống, ngay từ khi mới sinh đã có triệu chứng của tình trạng này hay chướng bụng, táo bón làm cho trẻ ăn kém, gầy sút, nôn ói, suy dinh dưỡng,… thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám ngay.