VIÊM KHỚP – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Cứ mỗi 5 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị viêm khớp. Bệnh có thể gặp quanh năm, nhưng trội nhất là vào các thời điểm giao mùa hoặc vào mùa lạnh. Căn bệnh tưởng chừng như dễ trị này lại gây ra rất nhiều triệu chứng gây khó chịu và biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, hãy cùng Asia Pharma đi qua bài viết để hiểu thêm những cách có thể phòng ngừa căn bệnh này nhé!

1. VIÊM KHỚP LÀ GÌ?

VIÊM KHỚP LÀ GÌ?

Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hay nhiều khớp như: Khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay hoặc khớp cổ,… Đây cũng là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày.

2. PHÂN LOẠI VIÊM KHỚP

PHÂN LOẠI VIÊM KHỚP

Sẽ có khoảng 100 loại, nhưng thường sẽ gặp nhất là 2 loại dưới đây:

VIÊM XƯƠNG KHỚP (OA)

Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến sụn khớp – lớp mô bao bọc các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp các đầu xương trượt lên nhau dễ dàng khi khớp chuyển động. Khi bị viêm, việc cử động khớp sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Lâu ngày, lớp sụn sẽ dần thô ráp và mỏng đi, hình thành các gai xương, làm thay đổi hình dạng khớp hay thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường.

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RA)

Là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các khớp (vị trí tổn thương đầu tiên là màng hoạt dịch của khớp), dẫn đến đau và sưng. Nữ giới mắc dạng thấp nhiều hơn nam giới, trong đó phụ nữ ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi) có tỷ lệ mắc cao.

3. CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH VIÊM KHỚP

CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH VIÊM KHỚP

Dấu hiệu của viêm khớp sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại tình trạng này, các triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị bệnh này bao gồm:

  • Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
  • Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau tuy nhiên cũng có thể có hạn chế đơn thuần.
  • Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý cấp tính.
  • Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
  • Đỏ vùng da quanh khớp.
  • Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
  • Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân..các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.

4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH VIÊM KHỚP 

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH VIÊM KHỚP 

  • Bệnh bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng. Tuy nhiên, có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:
  • Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp,…
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường trong hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp, từ đó gây viêm khớp.
  • Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc nhiều loại này càng tăng.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, một số ít bệnh về khớp lại phổ biến hơn ở nam, chẳng hạn như bệnh gout.
  • Béo phì: Cân nặng quá mức sẽ gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống của bạn. Những người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu purine (hải sản, thịt đỏ) và rượu bia dễ dẫn đến bệnh gout.
  • Thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá tạo điều kiện cho bệnh dạng thấp, khởi phát cũng như là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.

5. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ BỆNH VIÊM KHỚP

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ BỆNH VIÊM KHỚP

Ai cũng có thể bị viêm khớp, kể cả trẻ em nhưng hay gặp ở các đối tượng sau:

  • Tuổi: Mặc dù bệnh có thể gặp ở cả trẻ em, nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh này cao hơn, hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.
  • Giới: Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
  • Nghề nghiệp: Các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Chấn thương: Các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ bệnh ấy sau này.
  • Thừa cân: Làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.
  • Các rối loạn trao đổi chất: Ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
  • Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.

6. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP TẠI NHÀ

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP TẠI NHÀ

Ngoài các phương pháp điều trị viêm khớp bằng cách dùng thuốc điều trị, phẫu thuật hay sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu. Bạn vẫn có thể duy trì những thói quen dưới đây để giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tốt hơn:

Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng rất có lợi cho việc cải thiện triệu chứng cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng của bạn: b Bạn cần vận động tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Cân bằng hoạt động với nghỉ ngơi: Ngoài việc duy trì hoạt động, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng quan trọng không kém đối với người bệnh. Hãy thả lỏng cơ thể khi các cơ có dấu hiệu mệt mỏi và chỉ tập luyện trở lại khi mọi cơ quan đều đã sẵn sàng.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một thực đơn ăn uống cân bằng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát chứng viêm. Người mắc phải bệnh này nên hạn chế ăn các loại thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, đồng thời tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để củng cố sức khỏe cơ xương khớp.

Cải thiện giấc ngủ: Giấc ngủ kém chất lượng và thiếu số lượng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức do bệnh đem đến. Vì thế, bạn hãy cố gắng để có một giấc ngủ ngon, sâu và đủ giấc.

7. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP 

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phòng ngừa được, tuy nhiên, thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh tốt hơn:

  • Tập thể dục: Các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
  • Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
  • Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.