Atiso là cây thảo lớn, cao khoảng 1-2 m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn thân và lá có lông trắng như bông. Lá to, dài 1-1.2m, rộng 50cm. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Ngày nay, Atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
4.1. Bộ phận dùng
Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.
4.2. Thu hái
Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.
Lá Atiso thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
4.3. Chế biến
Sấy hoặc phơi khô.
4.4. Bảo quản
Để nơi khô ráo.
5. Thành phần hóa học của Atiso
Lá Atiso chứa:
Acid hữu cơ bao gồm: Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic). Acid Alcol. Acid Succinic.
Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid (Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).
Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.
Hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.
Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.
Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.
Hoa Atiso cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magiê.
Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).
6. Tính vị qui kinh
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
Quy kinh Can và Đởm
7. Tác dụng dược lý của Atiso cần biết
Tác dụng dược lý của atiso
7.1. Theo Y học cổ truyền
Thanh can, lọc máu, tả hỏa, giải độc, nhuận can, nhuận tràng, lợi tiểu, giúp tái tạo tế bào, hạ cholesterol, trị lở miệng do can nhiệt, mụn nhọt. Lợi sữa cho phụ nữ có con nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin). Lá Atiso (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô Atiso) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).
8. Một số ứng dụng của Atiso
Bài 1: Thân cây Atiso 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.
Bài 2: Hoa Atiso 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà
Bài 3: Hoa Atiso 100g, lá Atiso 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.
Bài 4. Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt. Hoa Atiso 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ.
Bài 5. Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc. Hoa Atiso 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ.