Cây Mật Nhân, Bách Bệnh, sâm Tongkat ali (Malaysia), Hậu Phác Nam, Nho Nan (dân tộc Tày)
2. Tên khoa học
Eurycoma longifolia Jack thuộc họ Thanh Thất Simaroubaceae.
3. Mô tả sơ lược về bá bệnh
Cây bá bệnh
Cây Bá Bệnh cao 2-8m, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc.
Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn.
Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu.
Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Mùa Bá Bệnh ra hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11. Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ.
Ở Việt Nam cây Bá Bệnh xuất hiện nhiều ở rừng quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) và trong những cánh rừng vùng Tây Nguyên và miền Trung.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
4.1. Bộ phận dùng
Cây Bá Bệnh có thể sử dụng được tất cả các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, hạt…
Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây. Tuy nhiên dùng được rễ cây lâu năm là tốt nhất, đây là một vị thuốc quý trong đông y
4.2. Thu hái
Dược liệu có thể được thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm.
4.3. Chế biến
Dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc
4.4. Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát.
5. Thành phần hóa học
Trong vỏ và rễ cây có chứa các thành phần chính là các quasinoid, tritecpenoid, alcaloid…
Từ vỏ cây Bá Bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry of Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).
Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanol, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng.
6. Tính vị qui kinh
Vị đắng, tính mát quy vào kinh can, thận
7. Tác dụng dược lý của bá bệnh
Tác dụng dược lý của bá bệnh
7.1. Theo Y học cổ truyền
Tác dụng bổ dưỡng cho người khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, chỉ lỵ do rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ), phòng tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).
Tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên.
Tăng cường ham muốn tình dục, làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá trình quan hệ tình dục và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp.
Tác dụng ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa.
Bá bệnh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay sau khi sử dụng cây Bá bệnh một thời gian đều có kết quả tốt, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột.
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Tại Campuchia, người ta dùng rễ trị ngộ độc, say rượu, trị giun.
8. Một số ứng dụng nổi bật của bá bệnh
Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bá Bệnh 1500mg, Nhân Sâm Hàn Quốc 50mg, Nhục Thung Dung 120mg, Câu Kỷ Tử 120mg, Ba Kích 40mg, Đỗ Trọng 25mg.
Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá Bá Bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân Bá Bệnh 12g, Trần Bì 8g, Can Khương 4g, Đậu Khấu 6g, Xích Phục Linh 12g, Cam Thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.
Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh: Rễ Bá Bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.
Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ Bá Bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
9. Chú ý
Theo nhiều nhà nghiên cứu khi dùng ở liều cao rễ cây Bá bệnh, một trong những tác dụng phụ quan trọng thường gặp nhất là gây mất ngủ, hiện tượng mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến nguy cơ làm giảm hưng phấn tình dục. Nó còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn lo lắng, làm giảm tính kiên nhẫn và có khi gây nóng nảy tức giận.
* Lưu ý: Cây Bá Bệnh rất kỵ với phụ nữ mang thai bởi có thể gây sảy thai.
Rễ Bá Bệnh vị rất đắng, nếu ngâm uống rượu, không nên dùng quá nhiều trong ngày.