Semen Hordei et Fructus Hordei Germinatus

1. Tên gọi khác

  • Lúa Mạch.

2. Tên khoa học 

  • Tên cây: Hordeum vulgare L.
  • Họ Lúa (Poaceae).

3. Mô tả về lúa mạch

Mô tả về lúa mạch
  • Cây thảo hàng năm, rễ dạng sợi; thân to và mọc đứng cao 50-100cm. Lá phẳng, ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa là bông có góc cạnh gồm nhiều bông nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy. Các mày hình dải, thon hẹp thành râu. Các mày nhỏ gần bằng nhau và đều có những râu mọc đứng dài 10-20cm. Quả thon hình trái xoan có rãnh dọc.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

4.1. Bộ phận dùng:

  • Hạt.

4.2. Thu hái:

  • Cây được nhập trồng để lấy hạt ăn, làm bánh, lấy mầm làm kẹo, chế bia, rượu; làm thuốc gọi là mạch nha.

4.3. Bảo quản:

  • Nơi khô ráo.

5. Thành phần hóa học

  • Tinh bột, protid, lipid, những men (enzym), các vitamin B1, E.Trong rễ đã nảy mầm có 1 chất alcaloid: hordenin là một amino phenol. Ngoài ra còn có các men maltase, amylase, các chất tinh bột, lipid, protid, lecithin, các đường maltose… các vitamin B, C.

6. Tính vị qui kinh

  • Vị ngọt, tính bình.
  • Qui kinh Tỳ, Vị, Can.

7. Tác dụng của lúa mạch

Tác dụng của lúa mạch
  • Có tác dụng: tiêu thực hòa trung, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, lợi sữa.
  • Hạt Lúa Mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi và sắc uống làm thuốc lợi sữa.

8. Một số ứng dụng

  • Ăn uống không tiêu: Mạch nha sao, Sơn tra mỗi vị 12g sắc uống.
  • Tích ứ sữa, vú sưng: Mạch nha sao 12g sắc uống trong ba ngày.