Là một cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4-5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.
Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân Sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân Sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4-5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
4.1. Bộ phận dùng:
Rễ (củ).Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
4.2. Thu hái:
Cây Nhân Sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120g. Có khi lên đến 300g. Vụ thu hoạch của Nhân Sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng Chín hoặc tháng Mười, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ Nhân Sâm do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Một thu hoạch lý tưởng được thực hiện trong năm thứ sáu.
4.3. Chế biến:
Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho Nhân Sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
4.4. Bảo quản:
Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
Nhân Sâm có tác dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn, dương nuy.
7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Nhân Sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, làm hồi phục bình thường khi hai quá trình trên bị rối loạn, saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế.
Nhân Sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
Nhân Sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, Nhân Sâm vừa có thể làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoit làm teo thượng thận. Nhân Sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.
Nhân Sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân Sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật.
Lượng ít dịch Nhân Sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.
Nhân Sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, các tác giả cho rằng cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của Nhân Sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận. Nhân Sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục đực cũng như cái.
Thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.
Saponin Nhân Sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình (cholesterol) cao trên động vật thì Nhân Sâm có tác dụng làm hạ. Nhân Sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ mỡ động vật.
Nhân Sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo.
Saponin Nhân Sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Nhân Sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân Sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.
Độc tính của Nhân Sâm: cho chuột nhắt uống bột Nhân Sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân Sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở súc vật thực nghiệm. Theo Kixêlev đã tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch Nhân Sâm 20% thấy sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
8. Một số bài thuốc
8.1. Độc Sâm Thang:
Nhân Sâm 12g
Công dụng: Ích khí cố thoát, cứu người bị bệnh nặng.