CÁC BIẾN CHỨNG DO BỊ TÁO BÓNG NẶNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Táo bón là một vấn đề ở tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó không chỉ gây ra những khó chịu trong cuộc sống. Mà còn có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hoá. Thậm chí để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng
Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu của bệnh táo bón. Rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng khôn lường liên quan đến đường tiêu hóa. Khiến việc chữa trị về sau gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu táo bón kéo dài, tình trạng nặng thêm mà không có biện pháp chữa trị. Sẽ dễ dàng dẫn đến trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.
Những người cao tuổi, những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. Hay thường xuyên ngồi quá lâu sẽ dễ táo bón hơn bình thường.
1. Nguyên nhân của bệnh táo bón
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố sau:
1.1. Cơ thể thiếu nước
Nhiều người thường không có thói quen uống đủ nước mỗi ngày, khiến tình trạng táo bón gia tăng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận. Nên lười uống nước, khiến bệnh táo bón nặng hơn.
1.2. Thể chất suy giảm
Khi cơ thể ít vận động, các cơ quan bên trong làm việc không hiệu quả. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.
1.3. Chế độ ăn thiếu chất xơ
Chất xơ liên quan mật thiết đến sự chuyển hóa thức ăn và đào thải phân ra bên ngoài. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ như hoa quả, rau xanh… Rất dễ bị táo bón nặng.
1.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc chữa bệnh sẽ có thành phần gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn, trong đó có táo bón.
1.5. Nhịn đi đại tiện
Đây là một thói quen xấu mà nhiều người thường mắc phải. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh trĩ bởi họ thường có tâm lý e ngại đi đại tiện. Vì sợ hậu môn chảy máu hoặc đau rát.
2. Các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng :
2.1. Biểu hiện trên đường tiêu hóa :
- Phân khô cứng, có thể lẫn máu: Táo bón nặng thì không chỉ đi vệ sinh ít mà phân khô, rắn, khó bài tiết. Trong quá trình đi ngoài, phần thân rắn cọ xát lên hậu môn gây chảy máu. Nên có thể thấy lẫn máu trong phân.
- Có hiện tượng són phân:Khi phân tắc nghẽn tại đại tràng lâu ngày sẽ bị dồn nén thành một khối cứng và rất khó để đại tiện bình thường. Do đó, người bị táo bón sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng mỗi lần lại chỉ đại tiện được rất ít, đi không hết phân.
- Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hoặc són phân: Lượng phân tích tụ trong đại tràng kéo giãn thành ruột và phát ra các tín hiệu qua dây thần kinh làm tăng nhu động ruột. Lượng phân mềm, lỏng phía trên bị đẩy xuống dưới và rò rỉ ra ngoài theo kẽ quanh khối phân rắn.
- Đau bụng, đầy chướng: Các chất cặn bã không đào thải được hết ra ngoài gây đau bụng kèm theo đầy chướng, khó tiêu. Người bệnh thường đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau quặn thành cơn nếu phải rặn khi đi ngoài
2.2. Biểu hiện chứng toàn thân
Ngoài những khó chịu ở đường tiêu hóa, người bị táo bón nặng còn có những dấu hiệu ở toàn thân như:
- Tâm trạng lo âu, mệt mỏi:Khi bị táo bón nặng thường có cảm giác buồn bực, chán nản, mệt mỏi do mỗi lần đi đại tiện.
- Nổi mề đay:Táo bón trong ruột sinh ra các loại khí từ đó gây ra chứng dị ứng, gây phát ban và nổi mề đay
Các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vài tuần nếu giải quyết được vấn đề táo bón. Tuy nhiên, nó rất dễ tái phát và chuyển thành mãn tính và để lại nhiều biến chứng .
3. Biến chứng nguy hiểm khi để táo bón kéo dài
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị của táo bón nặng kéo dài
- Gây bệnh trĩ: Những người bị táo bón thường gặp khó khăn khi đi tiêu và họ phải rặn mạnh.Thói quen này kéo dài có thể gây giãn các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, thậm chí dẫn đến chảy máu hậu môn. Các tĩnh mạch này sẽ ngày càng giãn nở và hình thành những búi trĩ, gây đau đớn và chảy máu trong quá trình đi vệ sinh. Nếu vệ sinh không đảm bảo, có thể xảy ra tổn thương và nhiễm trùng trong các búi trĩ này.
- Gây nứt hậu môn: Khi phân cứng và người bệnh rặn quá mạnh, có thể gây rách một phần mô lót hậu môn, dẫn đến chảy máu và đau khi đi vệ sinh.
- Gây ra tình trạng ứ phân: khi phân không được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể và tích tụ ngày càng nhiều trong ruột. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột. Khi gặp tình trạng ứ phân, người bệnh thường gặp những triệu chứng như đau bụng, khó chịu bụng, buồn nôn, đau đầu, mất ngon miệng và chuột rút.
- Sa trực tràng: khi việc rặn mạnh để đẩy phân ra khỏi cơ thể dẫn đến việc một phần hoặc toàn bộ trực tràng trượt khỏi vị trí bình thường và có thể bị sa xuống hoặc ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của việc sa trực tràng có thể bao gồm ngứa và đau hậu môn, rò rỉ phân và chảy máu tươi.
4. Phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón hiệu quả, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đ ây trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
- Nên cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần gây táo bón
- Khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn lưu ý nên tăng cường uống thêm nước, tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước trong một lần
- Bổ sung chất xơ từ rau củ và trái cây là điều bạn cần đặc biệt quan tâm. Không chỉ giúp tăng cường thể lực, đó là còn giải pháp “cứu cánh” giúp bạn thoát khỏi tình trạng táo bón nặng.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả
- Bạn cần hình thành thói quen tập thể dục và duy trì đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần hạn chế tình trạng khó khăn khi đi đại tiện.
- Bạn tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện và đảm bảo ngồi đúng tư thế nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng.
- Một yếu tố quan trọng khác là bạn luôn phải cân bằng tâm lý bản thân, duy trì lối sống lành mạnh, thoải mái tinh thần sẽ dễ dàng đẩy lùi bệnh tật.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
BYTRIPRO – Hỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị Trĩ – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch .
BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng hỗ trợ:
- Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
- Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.