CẨN TRỌNG VỚI BIẾN CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP

 

Thoái hóa khớp là chứng bệnh gây suy giảm chức năng vận động của người bệnh. Đây được coi là bệnh mãn tính, quá trình bệnh diễn biến chậm, nên thường hay bị bỏ qua. Đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng, thì những gai xương trên khớp đã được hình thành. Nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bị bại liệt, teo cơ, thậm chí là tàn phế.

1. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp?

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thì chứng bệnh này đang dần trẻ hóa và gia tăng rất nhanh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, trong đó:

1.1. Do lão hóa

Cũng giống như những cơ quan khác của cơ thể, thì hệ xương cũng lão hóa theo thời gian. Các sụn khớp sẽ yếu và bị bào mòn theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về viêm khớp.

Đối với những người từ 65 tuổi trở đi, thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh nhất ở khớp gối và khớp bàn tay.

1.2. Do sai tư thế và thường xuyên lao động nặng

Việc phải mang vác quá nặng trong thời gian dài, sẽ làm cho xương khớp phải chịu những áp lực lớn đè lên. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa các khớp.

Sai tư thế trong sinh hoạt như ngồi, nằm, đứng sai tư thế, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp chúng ta. Nhất là những người làm công việc văn phòng… khi liên tục ngồi hay đứng sai tư thế, tạo áp lực nên xương khớp, lâu dần rất dễ bị thoái hóa khớp.

1.3. Thoái hóa do tai nạn

Những chấn thương trong quá trình lao động, tham gia giao thông… sẽ để lại những tổn thương cho các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, đồng thời giảm áp lực nên những khớp này, sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

1.4. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thừa cân, béo phì gây ra rất nhiều bệnh lý ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong đó hệ xương khớp cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những trọng tải lớn áp lực lên các khớp.

Theo các nghiên cứu, nếu cân nặng tăng lên 0.45 kg thì áp lực sẽ tăng 1.35 đến 1.8 kg lên đầu gối.

1.5. Do các yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng không tốt.

Thực tế, có nhiều trường hợp bẩm sinh đã bị tổn thương xương, sụn. Do bố mẹ có các bệnh về xương khớp thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến một số người trẻ bị thoái hóa khớp sớm hơn bình thường.

Trường hợp cơ thể không được cung cấp đủ canxi – vitamin D, cũng sẽ đối mặt với nguy cơ mắc những bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương…

2. Vậy thoái hóa khớp có để lại biến chứng không?

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, không được điều trị đúng cách, lâu dần sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Gây biến dạng khớp

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp lâu ngày, sẽ dẫn đến sự hình thành những gai khớp, có thể gây lệch trục khớp hoặc làm thay đổi cấu trúc xương.

Nếu khớp bị tình trạng biến đổi hình dạng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động.

2.2. Làm hạn chế những vận động , hoăc gây tàn phế

Nguyên nhân chính là do bị những cảm giác đau, nhức mỏi, nên người bệnh thường ngại vận động. Lâu dần, những khớp này sẽ bị cứng lại, thậm chí hình thành gai, gây teo cơ, xương bị yếu.

Nặng hơn người bệnh có thể bị tàn phế.

2.3. Gây bại liệt

Thoái hóa khớp ở cột sống sẽ dẫn đến tình trạng dây thần kinh bị chèn ép ở cột sống, gây vận động khó khăn, thoát vị đĩa đệm, nhiều tình trạng bị rối loạn tiền đình, nguy hiểm hơn là bị liệt ở một số bộ phận.

3. Thoái hóa khớp có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Mặc dù đây là bệnh phổ biến nhưng có thể phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển bằng những phương pháp như sau:

  • Tạo môi trường sống an toàn
  • Có chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa: uống nhiều nước, hạn chế ăn thịt đỏ. Ăn nhiều rau xanh. Hạn chế những thức uống có cồn.
  • Bổ sung cho cơ thể những vitamin, khoáng chất: dầu cá, vitamin D, canxi, omega 3.
  • Tư thế sinh hoạt, làm việc hợp lý: ngồi thẳng lưng, không ngồi một chỗ quá lâu. Thư giãn cơ thể, xương khớp bằng những bài tập vận động nhẹ nhàng

4. Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Để hỗ trợ và khắc phục hiệu quả thoái hóa khớp, người bệnh có thể áp dụng

4.1. Giảm cân

Quá béo, đồng nghĩa với cân nặng tác động lớn lên xương khớp, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Giảm cân sẽ giúp hạn chế áp lực và khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra.

4.2. Dùng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau phải do bác sĩ chỉ định. Uống đúng liều lượng và thời gian quy định, thì mới phát huy được tác dụng giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gây ra.

4.3. Vật lý trị liệu

Các chuyên gia sẽ hướng dẫn các bài tập để giúp tăng cường sự co giãn khớp, hạn chế cơn đau và tăng khả năng vận động.